Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Kim Liên, Hà Nội – Lần 1 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Kim Liên, Hà Nội – Lần 1 (Có đáp án)

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn xin tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Kim Liên, Hà Nội – Lần 1 có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Kim Liên, Hà Nội – Lần 1 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Kim Liên, Hà Nội – Lần 1 là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018

I. Nhận biết

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là

A. 1. B.4. C. 3. D. 2.

Câu 2: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,… PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl axetat. B.Vinyl clorua. C. Acrilonitrin. D. Propilen.

Câu 3: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol ?

A. Benzyl axetat B.Metyl axetat C. Metyl propionat D. Tristearin

Câu 4: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Zn. B.Al. C. Fe . D. Ag.

Câu 5: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. CH3CH2OH B.CH3CH3 C . CH3COOH D. CH3CHO

Câu 6: Metylamin không phản ứng với

A. dung dịch HCl. B.dung dịch H2SO4.

C. O2(to). D. H2(xúc tác Ni, to).

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa nitơ ?

A. Chất béo B.Xenlulozơ C. Tinh bột D. Protein

Câu 8: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Na. B .Mg. C. Al. D. Fe.

Câu 9: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit ?

A. Tinh bột. B.Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.

Câu 10: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. polietilen. B.xenlulozơ triaxetat.

C. poli (etylen-terephtalat). D.nilon-6,6.

Câu 11: Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH3COONa và CH3CHO ?

A. CH2=CHCOOCH3. B.CH3COOCH=CHCH3.

C. HCOOCH=CH2. D.CH3COOCH=CH2.

Câu 12: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B.propyl axetat. C. metyl propionat. D. metyl axetat.

Câu 13: Cho anđêhit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n và m là

A. m = 2n + 1. B.m = 2n. C. m = 2n + 2. D. m = 2n – 2.

II. Thông hiểu

Câu 14: Cho dung dịch các chất sau: NaCl (X1), Na2CO3 (X2), NH4Cl (X3), CH3COONa(X4), AlCl3 (X5). Những dung dịch có pH > 7 là

A. X2, X1 B.X2, X4. C. X3, X4 D. X1, X5

Câu 15: Đun 3 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là

A. 20,75%. B.50,00%. C. 36,67% D. 25,00%.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no X cần dùng vừa đủ 3,5 mol oxi. Công thức phân tử của X là

A. C3H8O3. B.C2H6O2. C. C3H8O2 D. C4H10O2.

Câu 17: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O) phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là :

A. metyl fomat. B.axit axetic. C. axit fomic. D. ancol propilic.

Câu 18: Amino axit X trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A. H2N[CH2]2COOH. B.H2N[CH2]4COOH.

C. H2NCH2COOH. D. H2N[CH2]3COOH.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *