Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 11 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 50. Đồng thời hiểu được kiến thức về thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc Nam, theo chiều Đông Tây.

Bạn đang đọc: Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Thiên nhiên phân hóa đa dạng được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 48→50 bao gồm cả sơ đồ tư duy. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Thiên nhiên phân hóa đa dạng

    Sơ đồ tư duy thiên nhiên phân hóa đa dạng

    Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

    Lý thuyết Thiên nhiên phân hóa đa dạng

    1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam

    a) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

    – Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

    – Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.

    – Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.

    – Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.

    – Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.

    b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

    – Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.

    – Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

    – Phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

    – Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo.

    – Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.

    2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

    Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

    a) Vùng biển và thềm lục địa

    – Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên.

    – Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.

    b) Vùng đồng bằng ven biển

    – Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

    – Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

    c) Vùng đồi núi

    – Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

    – Trong khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

    – Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

    Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 11 trang 50

    Câu 1

    Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét về chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên và sự biến đổi nhiệt theo vĩ độ.

    Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

    Địa điểm

    toTB năm

    to TB tháng lạnh nhất

    to TB tháng nóng nhất

    Biên độ to Tb năm

    to tối thấp nhất tuyệt đối

    to tối bcao tuyệt đối

    Biên độ to tuyệt đối

    Hà Nội (21o01B)

    23,5

    16,4 (tháng I)

    28,9 (tháng VII)

    12,5

    2,7

    42,8

    40,1

    TP. Hồ Chí Minh (10o47B)

    27,1

    25,7 (tháng XII)

    28,9 (tháng IV)

    3,2

    13,8

    40,0

    2

    Gợi ý đáp án

    – Chế độ nhiệt:

    • Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,5oC so với 27,1oC).
    • Hà Nội có 3 tháng (12, 1 và 2) có nhiệt độ xuống dưới 20oC, thậm chí có 2 tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC.
    • Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh.
    • TP. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,7oC.
    • Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5oC. Biên độ nhiệt độ ở TP. Hổ Chí Minh thấp chỉ 3,1oC.

    – Chế độ mưa:

    • Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có mưa nhiều trong các tháng từ 5 – 10.
    • Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có lượng mưa ít vào các tháng 11 – 4, nhưng lượng mưa trong các tháng này ở Hà Nội lớn hơn.

    – Sự biến đổi nhiệt theo vĩ độ:

    • Càng về phía Nam, nhiệt độ trung bình năm càng lớn, biên độ nhiệt càng giảm.
    • Nhiệt độ tháng lạnh ở phía Nam cao hơn nhiều so với phía Bắc.

    Câu 2

    Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ nước ta.

    Gợi ý đáp án

    Thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ (từ 16oB trở ra): đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mua có mùa đông lạnh.

    Nhiệt độ trung bình năm từ 22-24oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 3 tháng lạnh (tooC) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.

    Về phía Nam, gió mùa Đông Bắc yếu dần, từ dãy Hoành Sơn (vĩ độ 18oB) trở vào không có mùa đông rõ rệt.

    Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa nhiệt đới. Thành phần thực vật động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu). Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.

    Thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ (từ 16oB trở vào): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

    Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oc và không có tháng nào dưới 20oc, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, đặc biệt từ vĩ độ 14oB trở vào.

    Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai – In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ân Độ – Mi-an-ma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,…). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…

    Câu 3

    Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây. Dẫn chứng về môi liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bầng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

    Gợi ý đáp án

    – Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây biểu hiện rõ nhất là sự phân hoá đại địa hình: vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.

    – Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, do hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió Đông Bắc, Tây Nam, biểu hiện ở sự phân hoá thiên nhiên giữa đông và tây Bắc Bộ, giữa đông và tây Trường Sơn.

    – Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

    Giữa hình thái đồng bằng với hình thể đồi núi phía Tây và vùng thềm lục địa phía Đông có mối quan hệ chặt chẽ:

    Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

    Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đồng bằng nhỏ, chỉ rộng hơn ở một vài đồng bằng bồi tụ phù sa của các sông Mã, sông Thu Bổn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đổi núi phía tây ở dải đồng bằng hẹp ngang này.

    Vùng thềm lục địa có hình dạng mở rộng hai đầu và thắt hẹp lại ở dọc miền Trung.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *