Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò (4 mẫu)

Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò (4 mẫu)

Ăn ốc nói mò là một câu tục ngữ chỉ về người nào đó nói xiên vẹo, không có căn cứ, không chính xác về một sự việc nào đó.

Bạn đang đọc: Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò (4 mẫu)

Để giúp cho các bạn có thể hiểu hết về câu tục ngữ này, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò.

Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò – Mẫu 1

Đã có rất nhiều ý kiến đã nhận xét rằng nếu như những câu ca dao là tiếng hát thiên về tình cảm thì đối với tục ngữ nó lại chính là trí tuệ của những người xưa gửi gắm vào đó. Tục ngữ là những kinh nghiệm, sự quan sát và cả trí tuệ của người xưa đúc kết lại trong những câu ngắn gọn. Trong kho tàng tục ngữ có những câu nói rất hay, song để hiểu cho được tường tận thì không phải ai cũng biết và hiểu hết ý nghĩa thâm thúy của nó để lại sau câu chữ. Và câu “Ăn ốc nói mò” được đánh giá là một trong những câu tục ngữ như vậy.

“Ăn ốc nói mò” có nghĩa là gì? Hiện nay cũng gây ra rất nhiều tranh cãi. Không biết là “Ăn ốc nói mò” hay là “Vì “ăn ốc nên nói mò” nữa. Song theo đánh giá chung thì câu này như muốn nói đến là nói mò, tức là nói đoán chừng, nói như chỉ để hù dọa không chắc chắn. Hay nói một cách khác ta có thể thấy ở đây chính là nói nhưng vì không đủ căn cứ. Dễ nhận thấy ở đây chính là giữa ăn ốc và nói mò dường như lại không có một mối liên hệ, quan hệ hợp lý nào. Nhưng tác giả dân gian kia vẫn cho kết hợp với nhau trong một câu như để gợi lại nhiều ý tưởng và ý hiểu khác nhau trong một câu nói.

Đã rất có nhiều người lại cho rằng là chuyện “Ăn ốc nói mò” hay ở các quán đầu làng. Khi người ta quá chén thì hay nói lung tung chuyện này sang chuyện khác và không đâu vào với đâu cả. Song, có lẽ cách lý giải này lại chưa hề thuyết phục được. Khi mà nói mà trong ăn ốc thì nên hiểu được đây không phải là nói lung tung. Mà nó đã như đoán chừng sự việc nào đó nhưng chưa xác thực.

Bên cạnh đó thì cũng đã có người đã luôn nghĩ tới quan hệ điều kiện – giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc. Đó là việc nếu như “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của ăn ốc nói mò cho đúng. Nhưng, dường như ta vẫn không khỏi thắc mắc được rằng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hội được với ý “nói mò, nói hú họa, nói mà dường như lại không dám khẳng định nó chỉ là phỏng đoán. Đặc biệt hơn ta thấy ăn ốc nói mò đã nêu trên?

Xét theo nghĩa chiết tự ta thấy được từ mò trong tiếng Việt lại có hai ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Đó chính là “mò” hiểu theo nghĩa động từ và “mò” là đoán mò, nói mò,…Xét trong lời ăn tiếng nói của dân gian, ta như thấy được rằng chính bên cạnh ăn ốc nói mò chúng ta còn gặp biết bao các cách nói ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay. Và ta như thấy được hai cách nói này, nó dường như chính là những gánh nặng ý rơi vào các vế sau đó chính là nói mò.

Còn thấy được người ta sử dụng câu “Ăn ốc nói mò” trong các trường hợp đó là người ta đang đoán già đoán non. Không biết được thực hư như thế nào mà chỉ dựa vào những thông tin ban đầu mà mình biết được mà đã đưa ra những phán đoán sai lệch. Và qua câu tục ngữ này cũng thấy được bài học mà cha ông ta đã gửi gắm vào đó. Con người ta khi đứng trước một sự việc, hiện tượng không được đoán mò ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của một người. Còn trong công việc thấy được nếu như không chắc chắn cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực không đáng có. Trước khi suy xét một vấn đề gì đó cần phải hiểu được nó thì mới đến được việc đánh giá nó. Chứ không thể có chuyện mà khi mới hiểu được một phần nhỏ mà đã có những đánh giá vội vã mang đến sự sai lầm không đáng có.

Con người chúng ta khi làm một việc gì đó cũng cần sự chính xác. Khi đánh giá sự việc liên quan đến với con người như càng phải cần sự tiếp xúc và hiểu về họ. “Ăn ốc nói mò” là một thói quen không tốt và cần được loại trừ trong cuộc sống hiện nay.

Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò – Mẫu 2

Tục ngữ là những kinh nghiệm mà ông cha ta quan sát từ thực tế để đúc kết thành những bài học kinh nghiệm với nội dung phong phú từ thiên nhiên lao động sản xuất đến con người, xã hội. Để nói về giao tiếp, lời ăn tiếng nói thì ngoài câu “Lời nói gói vàng” thì chúng ta còn bắt gặp một câu rất đặc sắc đó là “Ăn ốc nói mò”.

Trước tiên khi ta nhìn vào câu tục ngữ ta sẽ liên tưởng ngay đến mối quan hệ nhân quả giữa “ăn ốc” và “nói mò”giống như kiểu “Vì ăn ốc nên nói mò” chẳng hạn. Tuy nhiên thực chất việc ăn ốc chẳng liên quan và không dẫn đến cái hệ quả là “nói mò” như chúng ta nghĩ. Vậy thì chúng ta nên hiểu câu này như thế nào? Tại sao lại có câu nói này?

Theo như dân gian thì ăn ốc nói mò là cả một câu chuyện bắt nguồn từ thói uống rượu ốc ở các quán xá đầu làng. Thường thì rượu vào lời ra và nói lung tung từ chuyện này sang chuyện khác, không có đầu đuôi cụ thể. Tuy nhiên cách giải thích này chưa hoàn toàn đúng đắn bởi “nói mò” mang ý nghĩa là lời hù dọa, đoán bừa, bịa đặt và không có bằng chứng xác thực. Chúng ta còn bắt gặp từ mò trong nhiều trường hợp như mò ốc, mò cua, đoán mò…. qua đó thấy được “mò” ở đây là sự bịa đặt, thiếu căn cứ. Chúng ta thường sử dụng câu tục ngữ này khi người khác đang đoán già đoán non, mặc dù chưa biết thực hư sự việc ra sao nhưng lại đưa ra những phán đoán về người khác. Nếu việc đoán đó may mắn là đúng thì không sao như nếu sai sự thật thì sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng. Ví như trong một lớp có một bạn chẳng may mất tiền và cả lớp đều nghi cho một bạn vì bạn đó học kém nhất và hay chơi nhất. Nhưng thực tế không phải bạn đó lấy tiền mà do bạn kia để quên tiền ở nhà. Tuy nhiên lời nói đã nói ra thì không thể nào rút lại được, có những nhận định, phán xét từ những thông tin, hiểu biết ban đầu rất dễ gây tổn thương cho người khác, thậm chí là mang đến hậu quả khôn lường.

Chắc hẳn chúng ta từng nghe câu chuyện về Vũ Nương một người đàn bà thủy chung, son sắt, hiếu thảo với mẹ chồng, tận tình nuôi nấng con thơ để chờ chồng đi chiến trận về. Nhưng người chồng chỉ vì lời con trẻ mà đổ oan, nghi ngờ rằng vợ phản bội mình đã đánh đập mắng chửi vợ kết cục là người vợ phải tự vẫn để bày tỏ trinh tiết của bản thân. Sau đó mới biết rằng kẻ ngoại tình với vợ mình trong lời con nói chính là cái bóng mà hằng đêm vợ mình vẫn thường dùng để dỗ con trai mình. Lúc đó ân hận thì cũng đã muộn. Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy có những lời nói, sự đặt điều, đoán mò nhưng khiến người khác mất đi danh dự, nhân phẩm thậm chí là trả giá bằng cả tính mạng. Trong công việc, nếu không có sự suy xét kỹ càng mà chỉ dựa vào sự đoàn mò để hành động thì rất dễ nhận lấy thất bại thảm hại.

Bên cạnh “Ăn ốc nói mò” chúng ta còn bắt gặp nhiều câu tương tự như ăn măng nói mọc hay ăn cò nói bay để chỉ sự bịa đặt, vu khống hay chối bay chối biến coi như không có chuyện gì xảy ra. Qua những phân tích trên có thể thấy lời nói có giá trị rất to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến người khác. Mỗi chúng ta khi nói nhận xét, đánh giá hay dự đoán về ai về cái gì cũng cần phải nghiêm túc suy nghĩ, không nên bạ đâu nói đấy, nói cái gì cũng cần phải có cơ sở xác đáng để có thể tạo được sự tin tưởng với người khác.

“Lời nói gói vàng” nên chúng ta cần phải biết lựa lời để nói cho phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh. Khi chưa chắc chắn, chưa biết gì nhiều thì không nên nhận xét đánh giá hay suy đoán về một vấn đề nào đó. Có thể khẳng định rằng “Ăn ốc nói mò” là một thói quen xấu trong lời ăn tiếng nói, cần được bài trừ và sửa đổi.

Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò – Mẫu 3

Văn học Việt Nam ta mang màu sắc đa dạng và phong phú. Đặc biệt là văn học dân gian là kho tàng tri thức vô giá, với nhiều thể loại từ văn xuôi như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười đến văn vần như ca dao, thành ngữ, truyện thơ, câu đố, tục ngữ. Trong đó, những câu tục ngữ dường như gần gũi với đời sống của người dân hơn cả vì tính ứng dụng thực tiễn của nó là rất cao. Lấy ví dụ điển hình về tục ngữ bằng câu “Ăn ốc nói mò” cũng nói lên đủ đặc điểm của thể loại

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, trí thức của nhân dân bằng những câu nói ngắn gọn, súc tích, có vần điệu, dễ nhớ, dễ ứng dụng

Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Ăn ốc nói mò” là gì, tính ứng dụng trong đời sống của nó ra sao, những đối tượng người nào được nhắm đến, nói đến. Ăn ốc: hoạt động ăn uống dùng đến miệng, ốc ở đây có thể hiểu là con ốc đơn thuần. Nói mò : là kiểu ăn nói đoán chừng, đoán ý, thường theo hướng không dẫn chứng sự chính xác cụ thể. Tuy nhiên duy lý mà nói để có thể giải thích được chính xác và đúng đắn ý nghĩa của câu tục ngữ này thì không phải là dễ, đã có rất nhiều lối giải thích khác nhau và đều gây ra nhiều luồng phản ứng chưa thống nhất được ý kiến cụ thể. Bởi vậy, suy nghĩ được và hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ vẫn là tùy theo cách nghĩ, cách hiểu của mỗi người. Tuy nhiên có thể hiểu nôm na, câu tục ngữ “Ăn ốc nói mò” ý chỉ cách ăn nói còn chưa chính xác, độ tin cậy chưa cao, chỉ là suy đoán.

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp khi giao tiếp xã hội, trong thực tiễn con người với con người với nhau cũng “Ăn ốc nói mò rất nhiều” Cũng nhiều trường hợp sự suy đoán là vô hại nhưng cũng rất nhiều trường hợp, sự suy đoán thiếu căn cứ dẫn đến tai hại rất lớn.

Nhiều khi sự nói mò trong cuộc sống chỉ đơn thuần ở một khía cạnh của cách nghĩ: Tôi nghĩ, chắc là như vậy, Tôi đoán chừng, Tôi cho là vậy, Theo quan điểm của tôi…Cái sự đoán mò nhưng vẫn thể hiện cho người khác trong mối quan giao tiếp cùng mình nhận ra được đó chỉ là quan điểm cá nhân, suy nghĩ của riêng cá nhân mình thì sự “nói mò”, đoán mò ấy không có sự nguy hại. Tuy nhiên, cá nhân mỗi người khi bày tỏ quan điểm của mình, nhất là những vấn đề dựa phần nhiều trên sự suy đoán thì rất cần thiết phải có sự suy nghĩ thấu đáo trước khi đem ra hội thoại giao tiếp với người khác. Có thể mọi người đều quy chung đó là ngôn luận trong tự do cá nhân của mỗi người nhưng nếu sự việc lặp đi lặp lại, tất cả các lời bình phẩm đều dựa trên sự suy diễn thì uy tín về lời ăn tiếng nói của con người sẽ dễ bị suy giảm.

Còn trong nhiều trường hợp cái vỏ ngụy biện sau khi đã gián tiếp gây ra một đống hậu quả rồi giải thích là do hiểu lầm, do suy đoán sai thật sự phương hại đến chính bản thân mình và người khác rất nhiều. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp, nhiều người nhìn nhận, đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài cũng là sự đoán mò, bởi nhân cách, bản lĩnh con người phải qua tiếp xúc trực tiếp và lâu dài mới có thể đánh giá đúng được bản chất của họ. Hay cũng có rất nhiều trường hợp, chỉ vô tình nhìn ra hành động của một người, do bản tính nên họ thường có lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng nhưng chỉ cử hành động có nhiều phần nhút nhát, lập lừng, thiếu tự tin để rồi không quyết đoán được, những trường hợp như vậy rất dễ bị đoán mò là con người thiếu bản lĩnh, để rồi người khác thường có cái nhìn thiếu thiện cảm với họ.

Tựu chung hàm nghĩa của câu “Ăn ốc nói mò ” này thể hiện rõ quan điểm của sự phê phán, không đồng tình với cách ăn nói đoán chừng, suy diễn mà thiếu những dẫn chứng xác thực. Các cụ ta từ ngày xưa cũng đã truyền đời cho con cháu cũng nên nhận thức được rằng, con người rất cần biết “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” để thấy được rằng học nói cũng có tầm quan trọng thế nào trong việc hình thành nhân cách và hoàn thiện bản thân của mỗi người.

Giải thích câu tục ngữ Ăn ốc nói mò – Mẫu 4

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò nhờ vào quan hệ nhân quả: “Ăn ốc thì nói mò” hay “Vì ăn ốc nên nói mò”, tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ ăn ốc lạnh bụng, uống rượu nhức đầu, hút thuốc khàn giọng… Song, cái ý nói mò (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của ăn ốc nói mò lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa ăn ốc và nói mò không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, ăn ốc và nói mò kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ ăn ốc nói mò đã xuất hiện như thế nào?

Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lý lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu mà là nói hú hoạ, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.

Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện – giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc: “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của ăn ốc nói mò. Nhưng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hội được với ý “nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ” của ăn ốc nói mò đã nêu trên?

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ mò là động từ (mò ốc, mò cua…) và một từ mò là trạng từ (nói mò, đoán mò…). Mò trong ăn ốc nói mò chính là từ mò trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa ăn ốc và mò ốc nêu trên là không có lý. Điều cần làm rõ ở đây là, vậy thì (nói) mò đã đi vào ăn ốc nói mò bằng con đường nào?

Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh ăn ốc nói mò chúng ta còn gặp các cách nói ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay, ăn măng nói mọc dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống; ăn cò nói bay nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật. Ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau, (nói móc, nói bay), giống như cách nói ăn ốc nói mò. /à, vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng cấu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại các trúc độc đáo rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:

Có một “từ” A biểu thị một hiện thực, ví dụ “mọc” trong thành ngữ ăn cò nói bay… ăn măng nói mọc biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.

Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng theo nguyên tắc:

Tìm trong ngôn ngữ một từ (B) có quan hệ logic với A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A (theo trật tự AB hoặc BA) hợp với logic nhận thức người bản ngữ. Ví dụ: nếu A là mọc thì B phải là măng (hay trăng, răng…), vì nói măng mọc (hay trăng mọc, răng mọc…) đều có thể quan niệm được. Còn nếu A là bay thì B phải là cò (chim, cờ, lá…bay) vì nói chim bay (cờ bay, lá bay)… đều hợp logic.

Tùy vào đặc tính phạm trù của điều được nói đến và của hiện thực do B biểu đạt, tìm một hình thức (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết với AB (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, đối với điệp) để tạo thành khuôn của cách nói mới. Chẳng hạn, điều được nói tới trong ăn măng nói mọc (ăn ốc nói mò, ăn cò nói bay,…) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng, do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc có thể là ăn nói, lời lẽ, nói năng…

Vì B là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được, nên người nói đã chọn từ ăn nói trong số các từ trên tương kết với măng mọc. Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới. Cụ thể ăn măng nói mọc được phân tích ra như sau: ăn nói tương kết với măng mọc nhờ luật đối và điệp tạo thành ăn măng nói mọc giống như dân gian đã dùng các từ ong bướm và lả lơi để tạo ra thành ngữ bướm lả ong lơi hoặc dùng các từ đi mây về gió. Ăn cò nói bay và ăn ốc nói mò đều được tạo thành theo con đường nói trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *