Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.
Bạn đang đọc: Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Cánh diều
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều gồm 9 chủ đề được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa học 11 Cánh diều và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều
Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
– Hợp tác được với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
– Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng.
– Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Tự chủ, tự học: Tự chủ trong giải quyết vấn đề về phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
– Giải quyết vấn đề sáng tạo: Giải quyết vấn đề phát sinh khi tham gia hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, hoạt động Đoàn.
– Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác cùng bạn trong các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, hoạt động Đoàn.
Năng lực riêng:
– Thích ứng với cuộc sống: Tìm hiểu được các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; Tìm hiểu được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.
– Thiết kế và tổ chức hoạt động: Hợp tác với bạn bè để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng phát triển nhà trường; Thực hành được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè; Tuân thủ được kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng; Thực hiện được các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tham gia được hoạt động phát huy truyền thống nhà trường; Đánh giá được hiệu quả phát huy truyền thống nhà trường.
3. Phẩm chất:
– Yêu nước: Luôn hợp tác cùng nhau để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
– Nhân ái: Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
– Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Tập hợp các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường để giúp HS nhận ra và có những định hướng cho việc tìm hiểu.
– Thu thập các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường và của các trường khác (nếu được).
2. Đối với học sinh
– Thu thập thông tin về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường dựa trên Website của trường, từ thầy cô hoặc các anh chị lớp trên.
– Chuẩn bị báo cáo về kết quả đạt được từ các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường để chia sẻ với lớp.
– Dự kiến kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
– Thực hiện các hoạt động chuẩn bị để tham gia hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1 Giới thiệu phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường
Gợi ý:
– Giới thiệu một vài hướng hoạt động để xây dựng và phát triển nhà trường, ví dụ như hoạt động làm xanh – sạch – đẹp khung cảnh nhà trường; hoạt động thi văn nghệ, thể dục thể thao; tham gia các hoạt động thiện nguyện; thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên nhà trường,…
– Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS tổ chức tọa đàm về việc tham gia của phụ huynh trong xây dựng và phát triển nhà trường.
1.2. Giao lưu theo chủ đề Phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường
Gợi ý:
– Tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường”.
– Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về xây dựng và phát triển mối hệ tốt đẹp trong nhà trường.
1.3. Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học
Gợi ý:
– Thông báo về chủ đề hoạt động của Đoàn Thanh niên trong năm học.
– Trao đổi kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học.
– Cam kết thực hiện kế hoạch hoạt động của Đoàn Thanh niên.
1.4. Tổng kết các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, phát huy truyền thống
Gợi ý:
– Tổ chức lễ tổng kết các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
– Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
1. 1 Chia sẻ các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Gợi ý:
– Thảo luận về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường có thể thực hiện được.
– Xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
– Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
1. 2 Trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
Gợi ý:
– Chia sẻ một kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
– Nêu cảm xúc khi tham gia các hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
1. 3 Thảo luận về các hoạt động của lớp phù hợp với chủ đề của Đoàn Thanh niên nhà trường
– Liệt kê các hoạt động của lớp có thể tham gia phù hợp với chủ đề của Đoàn Thanh niên nhà trường.
– Trao đổi về cách thực hiện các hoạt động này.
1.4. Trao đổi về quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng
– Thảo luận về những điều nêu trong quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng
– Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng.
– Trao đổi về sự cần thiết phải hiểu rõ quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
c. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS cùng hát bài: “Ngồi lại bên nhau – Thảo Trang”.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau một thời gian nghỉ ngơi, nay quay lại trường để chuẩn bị cho năm học mới, các em hãy chia sẻ cảm xúc của bản thân ngay lúc này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS cùng hát vang và chia sẻ cảm xúc trước thầy cô và các bạn trong những ngày đầu quay lại trường học.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ cảm xúc của bản thân.
– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em thân mến, trường học là nơi để chúng ta học tập, điều đó không có nghĩa chúng ta chỉ đến trường để học. Mà song song với đó, ngoài việc học, mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm để xây dựng trường học của mình ngày càng phát triển. Các em có thể xây dựng và phát triển nhà trường thông qua nhiều việc làm khác nhau như: thân thiện với thầy cô bạn bè, tham gia các hoạt động trường lớp, tuân thủ các quy định nhà trường,…Và để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở chủ đề đầu tiên của môn Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11, Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Nhận biết được các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
– Xác định được cách thức hợp tác với bạn để tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
– Có hứng thú tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường thông qua 2 nhiệm vụ chính:
1. Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
2. Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được các hoạt động xây dựng nhà trường dựa trên hiểu biết của bản thân, tham khảo thêm các hoạt động khác từ các bạn và cùng nhau thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thám tử lừng danh”. – GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường đã biết được qua nhiều kênh tìm hiểu khác nhau (thầy cô, trang web nhà trường, học sinh cũ…). – Từ các hoạt động HS nêu ra, GV yêu cầu HS nêu hoạt động tâm đắc nhất, giải thích vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu. – Mỗi HS lựa ra một hoạt động tâm đắc và đưa ra lí do yêu thích hoạt động đó. – GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của nhóm mình. – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ về hoạt động mà mình tâm đắc nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang tìm hiểu nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Em đã hợp tác với bạn như thế nào để góp phần xây dựng và phát triển nhà trường? – Sau khi HS chia sẻ, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động cùng bạn để xây dựng và phát triển nhà trường? (gv gợi ý: cảm xúc khi bản thân đề xuất ý tưởng hoạt động cùng nhau, hoặc khi phân công nhiệm vụ…) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và chia sẻ theo cặp – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận – GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Tìm hiểu các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. 1. Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường – Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp… – Tham gia diễn đàn “Vì ngày mai lập nghiệp”. – Vận dụng các phương pháp học tập tích cực. – Tham gia ngày hội đọc sách – Tham gia phong trào “Xây dựng một trường giáo dục thân thiện, không có bạo lực, bắt nạt học đường”. – …. 2. Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. – Cách hợp tác của em với bạn: + Đề xuất ý tưởng tham gia hoạt động, + Lựa chọn hoạt động phù hợp để cùng tham gia; + Phân chia nhiệm vụ và cùng nhau phối hợp thực hiện; + Đánh giá kết quả của sự hợp tác cùng nhau thực hiện hoạt động,…
*Kết luận: Có nhiều cách hợp tác với bạn để cùng nhau tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Biết được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
– Đưa ra được những cách phát triển khác mà bản thân đã trải nghiệm.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè thông qua 2 nhiệm vụ chính:
1. Chỉ ra những cách thức mà các nhân vật trong bốn tình huống ở SGK trang 8 đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
2. Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
c. Sản phẩm: HS xử lí được các tình huống, đưa ra cách làm thiết thực để phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những cách thức mà các nhân vật trong bốn tình huống ở SGK trang 8 đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về những các thức mà các bạn HS đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè trong 4 tình huống ở SGK trang 8 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu. – GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của nhóm mình. – GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và đưa ra các cách thức của các tình huống trong sgk. – GV chuyển sang tìm hiểu nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức HS chia sẻ theo cặp đôi: Em hãy nêu những cách khác để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và chia sẻ theo cặp – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). – GV mời 1 – 2 HS đứng dậy chia sẻ: Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân khi tham gia phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận – GV chuyển sang nội dung mới. |
II. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. 1. Chỉ ra những cách thức mà các nhân vật trong bốn tình huống ở SGK trang 8 Gợi ý các cách thức: + Tình huống 1: Bạn Liên tích cực học tập, chủ động trao đổi với thầy cô + Tình huống 2: Bạn An tích cực hỗ trợ thầy cô trong hoạt động tập thể, động thu hút các bạn cùng tham gia. + Tình huống 3: Bạn Thanh và Hà giúp nhau học tập. + Tình huống 4: Bạn Lan khuyên nhủ bạn điều nên làm, không nên làm. Trình bày kết quả thảo luận.
2. Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Gợi ý: – Giúp đỡ thầy cô mang đồ dùng dạy học lên lớp. – Gửi lời chúc tốt đẹp đến thầy cô nhân các ngày lễ. – Giúp đỡ bạn, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn – …
*Kết luận: Có nhiều cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Mỗi HS cần chủ động tìm cách để mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. |
……………..
Chủ đề 2: Quản lí bản thân
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
– Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Tự chủ, tự học: Thể hiện khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè ở trường và qua mạng xã hội; làm chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
– Giải quyết vấn đề sáng tạo: Giải quyết các tình huống hợp lí, có sự sáng tạo, linh hoạt giúp giao tiếp hiệu quả.
– Giao tiếp và hợp tác: Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
Năng lực riêng:
– Thích ứng với cuộc sống: Tìm hiểu được cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao tiếp; Tìm hiểu về việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
– Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn luyện được khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè; Rèn luyện quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp; Duy trì việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ bạn bè.
3. Phẩm chất:
– Nhân ái: Thể hiện ở việc quản lí được cảm xúc và ứng xử hoà nhã với mọi người.
– Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn bè, chia sẻ và giúp đỡ các bạn trong khả năng của mình.
– Trung thực: Chân thành trong các mối quan hệ, tôn trọng cảm xúc của bản thân và của mọi người.
– Chăm chỉ: Tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Sưu tầm các tài liệu, bài viết, câu chuyện về cách quản lí cảm xúc cá nhân.
– Xây dựng các tình huống về giao tiếp, ứng xử đòi hỏi khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
– Giới thiệu về các bài tập thực hành để rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cá nhân.
2. Đối với học sinh
– Tìm hiểu về cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở tr 2 và qua mạng xã hội.
– Tham khảo những kinh nghiệm về cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù h
– Suy nghĩ những biện pháp để quản lí cảm xúc bản thân và làm chủ các quan hệ với bạn bè.
– Chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 5: Tiết 13, 14, 15
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Toạ đàm về vai trò của quản lí cảm xúc
Gợi ý:
– Tổ chức diễn đàn trực tuyến hoặc trực tiếp cho HS bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của quản lí cảm xúc, những tác hại của việc không quản lí tốt xúc. Lựa chọn những bài viết đặc sắc để chia sẻ.
– Gặp gỡ khách mời để cùng trao đổi về vai trò của quản lí cảm xúc.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
1.1. Học hỏi những cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp
Gợi ý:
– Sưu tầm những câu chuyện, tình huống, nhân vật có cách quản lí cảm xúc ứng xử phù hợp.
– Chia sẻ điều học hỏi được từ những cách quản lí cảm xúc và ứng xử đó.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động chính của chủ đề.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để tạo không khí vui tươi cho các em trước khi bước vào hoạt động.
c. Sản phẩm: HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi công não: “Liệt kê cảm xúc”.
– GV phổ biến luật chơi: GV mời 4 bạn lên bảng, lần lượt từ trái qua phải, các bạn kể tên các cảm xúc của con người mà ta bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày (bạn trả lời sau không được trùng với đáp án bạn trả lời trước).Tới lượt ai mà người đó không kể tên được sẽ bị thua cuộc.
– Sau khi chơi trò chơi, GV đặt câu hỏi: Theo em, những cảm xúc mà các bạn đã kể có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi chúng ta?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS cùng tham gia trò chơi, các bạn khác cổ vũ nhiệt tình cho các bạn.
– HS tiếp nhận câu hỏi của GV và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ câu trả lời, GV ghi nhận.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– Thông qua câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống hằng ngày, hẳn ai cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Lúc buồn, lúc vui, lúc bực bội, lúc trầm ngâm…Và nếu chúng ta để các loại cảm xúc này chi phối thì thực sự rất nguy hiểm. Do đó, việc của chúng ta là phải quản lý được cảm xúc, quản lý được bản thân. Nội dung chủ đề hôm nay cũng liên quan đến nội dung này, chúng ta cùng đến với Chủ đề 2: Quản lý bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:
– Hiểu được cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao tiếp.
– Biết cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp ăn khác nhau.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách quản lí cảm xúc bằng hai nhiệm vụ chính:
1. Xác định cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp
2. Trao đổi về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được các cách ứng xử phù hợp với cảm xúc và cách quản lý trong giao tiếp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Xác định cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu: Từ tên các loại cảm xúc mà các bạn đã kể tên ở trò chơi khởi động, các em hãy bắt cặp và tìm ra những tình huống làm nảy sinh những cảm xúc đó. – Sau đó, HS tiếp tục thảo luận về cách ứng xử phù hợp với cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau: + Khi vui vẻ. + Khi buồn bã. + Khi sợ hãi. + Khi chán ghét. + Khi tức giận. + Khi ngạc nhiên. + Khi tin tưởng. + Khi hi vọng. +… Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS bắt cặp với bạn bên cạnh, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của cặp mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang tìm hiểu nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS chia sẻ tình huống thể hiện cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao tiếp hoặc những tình huống thể hiện việc quản lí chưa tốt cảm xúc và ứng xử chưa phù hợp. – HS nêu ra những bài học rút ra từ những tình huống đó, cách khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quản lí cảm xúc và ứng xử. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tiếp nhận yêu cầu của GV và thực hiện – GV quan sát thái độ học tập của HS, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận – GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp 1. Xác định cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong giao tiếp Gợi ý:
2. Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp Gợi ý: – Nhận diện đúng cảm xúc của mình trong tình huống giao tiếp và xác định cách ứng xử hợp lí. – Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin. – Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ. – Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, hành động đúng mực. – Cố gắng tìm ra điều tích cực trong tình huống giao tiếp. – Cẩn trọng với lời nói và hành động khi nóng giận. – Dừng cuộc trò chuyện và chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân…
*Kết luận: Trong mỗi chúng ta đều tồn tại những loại cảm xúc khác nhau, chúng ảnh hưởng đến lối sống và sự tương tác của chúng ta với mọi người. Vì vậy, cần hiểu được cả loại cảm xúc cơ bản thường có ở con người, từ đó có cách quản lí và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau. |
…………..
Xem thêm nội dung chi tiết trong file tải về
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
- Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân; biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Khám phá đặc điểm riêng của bản thân.
- Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân.
- Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
- Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân.
- Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 1.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà.
- Ví dụ minh họa liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
- Giấy, bút, vật liệu để làm sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
- – Trao đổi về cách thể hiện nét riêng và sự tự tin về điểm riêng của bản thân.
- – Tham gia hội diễn Tài năng trẻ.
- – Trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động để cải thiện điểm yếu của bản thân.
- – Chia sẻ ý nghĩa của việc nỗ lực hoàn thiện bản thân trong cuộc sống.
*GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
- – Học hỏi những cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
- – Tranh luận về chủ đề: Chỉ người có nhiều điểm yếu mới cần nỗ lực hoàn thiện bản thân.
- – Chia sẻ trải nghiệm và các bài học về nỗ lực hoàn thiện bản thân.
- – Chia sẻ những câu chuyện thể hiện nỗ lực cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh của bản thân.
*HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo thâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
c. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS xem video sau: youtu.be/ES4Ehg4YEGM
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau khi xem xong video, em rút ra được bài học gì về sự tự tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS xem video và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Bài học sau khi xem xong video là chúng ta nên tự tin vào khả năng của bản thân của mình, dám vượt qua thử thách, đương đầu với khó khăn để đạt được kết quả cao, thành tích cao.
– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bản thân em có phải là một người tự tin hay không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó? Để nhận diện được những đặc điểm riêng mà bản thân thấy tự tin, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá nét riêng của bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi người đều có những nét riêng, không ai giống nhau hoàn toàn.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định nét riêng của bản thân theo các nội dung gợi ý của SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét riêng của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra một số nét riêng của bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thám tử lừng danh”. – GV nêu luật chơi: Mỗi tổ sẽ chọn ra 1 bạn làm thám tử và một bạn làm nhân vật bí ẩn. Tổ trưởng của mỗi tổ sẽ viết các đặc điểm riêng của bạn đó ra để gợi ý cho thám tử. Sau đó, thám tử của các tổ sẽ đặt tối đa 5 câu hỏi để tìm ra nhân vật bí ẩn đó. Trò chơi kết thúc khi tất cả các tổ đều tìm ra đúng nhân vật bí ẩn đang được nhắc đến. – GV lưu ý: Thám tử tổ 1 sẽ sang tổ 2 để tìm nhân vật bí ẩn và ngược lại, thám tử tổ 3 sẽ sang tổ 4 để tìm nhân vật bí ẩn và ngược lại. Các bạn trong tổ chỉ được trả lời Đúng hoặc Sai. – GV gợi ý: Em hãy đặt những câu hỏi để tìm ra nét đặc trưng của nhân vật bí ẩn theo những đặc điểm sau: + Về ngoại hình: + Về năng lực (năng khiếu): + Về tính cách: + Về sở thích: – GV nêu ví dụ như: + Nhân vật bí ẩn thích chơi đá bóng đúng không? + Nhân vật bí ẩn vẽ rất đẹp đúng không? + Nhân vật bí ẩn có mái tóc dài đúng không? + Nhân vật bí ẩn là nam/nữ đúng không? + Nhân vật bí ẩn rất ít nói đúng không? – Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em rút ra điều gì sau khi chơi trò chơi này? – GV gọi một số HS đứng dậy và đặt câu hỏi: Em thấy bản thân mình có những nét riêng gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV. – Sau khi chơi trò chơi, HS trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời tất cả HS cùng tham gia trò chơi. – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được sau khi trò chơi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn. – Sau khi HS chia sẻ xong, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Theo em, bạn có tự tin khi chia sẻ về nét riêng của bản thân không? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và chia sẻ theo cặp – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Khám phá nét riêng của bản thân 1. Chỉ ra một số nét riêng của bản thân. + Về ngoại hình: mặt trái xoan, mắt to tròn, mũi cao, má lúm đồng tiền, da trắng, cao ráo, tóc dài suôn mượt, tóc xoăn, tóc nâu,… + Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,… + Về năng lực: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, đá bóng giỏi, chơi bóng truyền, nhảy aerobic,… → Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn. 2. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn.
|
Hoạt động 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định các nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV nhắc lại khái niệm về điểm mạnh và điểm yếu: + Điểm mạnh: những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân có thể làm tốt, những điểm ưu tú, nổi trội. + Điểm yếu: những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm bản thân làm chưa tốt, những thiếu sót trong tích cách cần khắc phục và sửa chữa. – GV đặt câu hỏi: Em thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Theo em, có phải ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu giống nhau không? – GV tiếp tục đặt câu hỏi: Làm cách nào để xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình? – GV gợi ý: + Tích cực học tập, tham gia các hoạt động chung để bộc lộ khả năng của bản thân. + Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu dựa trên kết quả học tập, mức độ hoàn thành công việc, thái độ khi tham gia các hoạt động. + Tham khảo ý kiến đánh giá của thầy cô, bạn bè, người thân. – Sau khi HS trả lời xong, GV gọi 2 – 3 HS lên bảng giới thiệu: Em hãy giới thiệu về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Bằng cách nào mà em xác định được những điểm đó? – GV kết luận: + Ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong những điểm riêng của bản thân. + Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là việc làm cần thiết để mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. + Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng là một bước quan trọng khi các em đi phỏng vấn xin việc, phỏng vấn vào các câu lạc bộ,… Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV nêu yêu cầu: Ở nhiệm vụ 1, em đã biết cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Vậy em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu đó theo gợi ý sau: + Liệt kê một số điểm mạnh và điểm yếu của bản thân (1 – 2 điểm) + Chỉ ra biệu hiện của những điểm mạnh, điểm yếu đó. + Những điểm mạnh và điểm yếu đó có tác động như thế nào đến học tập và cuộc sống?
– GV nêu ví dụ gợi ý: + Nhung phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình. + Hoa phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình. – Sau khi HS trình bày xong, GV mới một số HS lên bảng chia sẻ và tiếp tục đặt câu hỏi: Em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu của bản thân? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo bảng. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp và nêu cách khắc phục điểm yếu. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
II. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 1. Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. – Cách xác định điểm mạnh và điểm yếu: + Dựa trên những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, và sinh hoạt hằng ngày. + Dựa vào kết quả trong quá trình học tập, giao tiếp của bản thân. + Dựa vào những nhận xét của những người thân thiết, gần gũi, hiểu rõ về mình như người thân, bạn bè, thầy cô.
2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. – Một số điểm mạnh: + Nói tiếng Anh trôi chảy. + Sử dụng thành thạo Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp văn phòng. + Có kĩ năng lãnh đạo. + Làm việc nhóm tốt. + Linh hoạt thích nghi với thay đổi + Tự tin thuyết trình trước đám đông. + Tư duy sáng tạo tốt. + Kĩ năng giao tiếp tốt. + Nhiệt tình, hăng hái tham gia các công việc của lớp. + Có tinh thần, trách nhiệm cao. + Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh. + Làm việc có kế hoạch và khoa học. – Một số điểm yếu: + Cầu toàn. + Vô tổ chức. + Nhạy cảm. + Nhút nhát, tự ti. + Hiếu thắng. + Làm việc không khoa học. + Thiếu tập trung. + Ngại thay đổi, bảo thủ. + Nóng vội. + Mất kiên nhẫn, bình tĩnh. + Ích kỉ. + Dễ nổi nóng. + Khả năng tính toán kém. |
Hoạt động 3: Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Sưu tầm và kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS xem video sau: youtu.be/CMUuVt2Td_0 (0:51 – 2:50) – GV đặt câu hỏi: Vì sao Lý Công Uẩn vừa ăn ớt vừa đọc kinh sách? Bài học rút ra từ video trên là gì? – GV tiếp tục cho HS xem video khác: youtu.be/ik2vtgwTwgc (0:12 – 2:42) – GV đặt câu hỏi: Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để trở thành “Lưỡng quốc trạng nguyên”? Bài học rút ra từ video trên là gì? – GV có thể nêu lên một số những tấm gương khác về sự nỗ lực hoàn thiện bản thân như: + Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, một người đại diện cho sự nỗ lực và nghị lực sống. Một cậu học trò liệt 2 tay đã trở thành thầy giáo viết bằng chân đầy kỳ diệu. Thầy đã cho mọi người thấy không gì là không thể nếu luôn nỗ lực hết mình. + Picasso, một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng. Ông từng là một họa sĩ vô danh và nghèo khổ nhưng ông đã không ngừng nỗ lực và cố gắng để trở thành một trong t10 họa sĩ vĩ đại nhất trong 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20. + Nick Vujicic. Mặc dù sinh ra với thân thể khiếm khuyết 2 tay nhưng anh vẫn luôn khát vọng vươn lên. Anh đã không ngừng cố gắng và nỗ lực mỗi ngày. Anh đã nỗ lực để thực hiện ước mơ và chứng minh cho mọi người thấy khi nỗ lực hết mình thì khiếm khuyết, bất hạnh không còn là vấn đề. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS xem video và trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. Em làm thế nào để xác định được những biểu hiện đó? – GV gợi ý: + Chăm chỉ. + Kiên trì. + Không ngừng chỗ gắng vượt qua khó khăn. + Suy nghĩ tích cực. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những khó khăn trong việc nỗ lực hoàn thiện bản thân và đề xuất cách khắc phục. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong quá trình hoàn thiện bản thân em đã gặp những khó khăn gì. Em hãy chia sẻ những khó khăn khi thực hiện quá trình đó. – Sau khi HS trả lời xong, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Khi gặp những khó khăn đó thì cách khắc phục của em là gì? – GV nêu ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống: + Mang lại một cuộc sống tươi đẹp hơn. + Mang đến nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn. + Giúp bản thân có một tầm lòng bao dung, rộng lượng hơn. + Giúp bản thân trở nên tốt hơn từng ngày. + Có sức mạnh lan tỏa nhiều điều tốt đẹp hơn đến với mọi người xung quanh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
III. Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân 1. Sưu tầm và kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân. – Lý Công Uẩn vừa ăn ớt vừa đọc kinh sách vì ớt cay sẽ làm bản thân tỉnh táo hơn. → Bài học: Kiên trì, chăm chỉ rèn luyện sẽ đạt được nhiều thành tích vẻ vang và khi gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ không chùn bước. – Mạc Đĩnh Chi luôn bị bạn bè trêu chọc nhưng vẫn rất ham học hỏi: luôn đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài vì không có tiền đi học, muốn đọc sách nhưng không có đèn dầu nên đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn học. – Mạc Đĩnh Chi bị vua chê nghèo và dung mạo xấu xí nhưng ông không nản lòng mà làm một bài thơ khiến vua nể phục. → Bài học: Kiên trì, chăm chỉ, không ngại tình hình khó khăn, gian khổ để rèn luyện bản thân cố gắng và đạt được thành tích cao.
2. Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân – Biểu hiện: + Cần cù, siêng năng. + Tìm cho mình một tấm gương có thể học hỏi. + Suy nghĩ tích cực, lạc quan. + Cố gắng không ngừng nghỉ dù hoàn cảnh có khó khăn ra sao. + Đọc sách. + Đặt mục tiêu. + Rèn luyện sức khỏe tốt. – Cách xác định: + Hiểu rõ mong muốn và mục tiêu của bản thân. + Tin tưởng bản thân mình chắc chắn sẽ làm được. + Không để ý đến những tác động xung quanh ảnh hưởng đến sự nỗ lực của mình. 3. Chia sẻ những khó khăn trong việc nỗ lực hoàn thiện bản thân và đề xuất cách khắc phục. Gợi ý: – Khó khăn: Luôn lo sợ mọi sự nỗ lực của mình sẽ không thành công → Cách khắc phục: Đọc sách để lấy thêm động lực và giúp suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn. – Khó khăn: Luôn gặp phải những ánh mắt, lời nói dè bĩu, chê bai khiến bản thân chùn bước, nản chí. → Cách khắc phục: Không để ý và phải không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu để khiến mọi người từ chê bai thành công nhận. |
Hoạt động 4: Thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những đặc điểm riêng của em với các bạn trong nhóm và trước lớp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép diệu kì”. – GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm chia tờ giấy thành 4 phần bằng nhau. Các thành viên trong nhóm sẽ chọn phần viết cho mình và ghi tên vào giữa. Sau đó, mỗi bạn trong nhóm hãy liệt kê những đặc điểm riêng nổi bật của bản thân vào phần của mình. – GV gợi ý: + Lựa chọn những đặc điểm riêng của bản thân mà em thấy đặc biệt nhất hoặc khiến em tự hào. + Lựa chọn hình thức thể hiện đặc điểm riêng của bản thân: vẽ tranh, hát, múa, thuyết trình, đóng kịch. + Thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân bằng hình thức đã chọn. – Sau khi trò chơi kết thúc, GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về đặc điểm riêng của bản thân. – GV đặt câu hỏi: Theo em, có những cách nào để thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân? – GV yêu cầu: Mỗi nhóm hãy chọn ra một bạn có đặc điểm riêng tiêu biểu nhất để thể hiện trước lớp. – GV cho HS xem video sau: youtu.be/wngwR0tl-Fg – GV kết luận: Chúng ta cần tự tin vào những đặc điểm riêng của bản thân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận chia sẻ trong nhóm về đặc điểm riêng của bản thân. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp đặc điểm riêng của bản thân. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát các bạn thể hiện đặc điểm riêng của bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Sau khi các bạn thể hiện xong, GV gọi một số HS và đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát các bạn thể hiện đặc điểm riêng của bản thân. Em sẽ cho bạn mấy điểm về phần thể hiện này? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS chia sẻ cảm xúc. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. – GV kết luận: Ý nghĩa của sự tự tin: + Là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. + Là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến cuộc sống của mỗi người. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS chia sẻ cảm xúc. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
IV. Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân 1. Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân. Gợi ý: – Có nhiều cách để thể hiện sự tin của bản thân: + Chủ động giới thiệu về đặc điểm riêng của mình. + Xung phong nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân. + Chủ động tham gia các câu lạc bộ, những hoạt động mà mình yêu thích. + Mạnh dạn thể hiện những khả năng, sở trường của mình trong các hoạt động, các sự kiện chung.
2. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát các bạn thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.
3. Chia sẻ cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Gợi ý: – Cách thể hiện sự tự tin: + Tự tin giao tiếp, thuyết trình trước đám đông. + Tham gia vào CLB múa mà mình mơ ước từ lâu. + Nộp đơn xin tham gia làm TNV của CLB thiện nguyện. + Tự tin, mạnh dạn trả lời câu hỏi mà không sợ sai. + Mạnh dạn giải bài toán khó mà thầy cô đưa ra. |
Hoạt động 5: Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
c. Sản phẩm: HS trình bày cách điều chỉnh bản thân để thích ứng được với sự thay đổi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ. – GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm chẵn: Em hãy nêu những sự thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập. + Nhóm lẻ: Em hãy nêu những sự thay đổi đang diễn ra tác động đến cuộc sống. – GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Những sự tác động này ảnh hưởng đến bản thân em nhiều hay ít? + Tác động đó có thay đổi hoàn toàn cuộc sống của em hay không? + Theo em, những thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận – GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Đề xuất cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Khi gặp những sự thay đổi trong học tập và trong cuộc sống tác động đến bản thân, em sẽ điều chỉnh bản thân như thế nào để thích ứng với sự thay đổi đó? – GV tiếp tục nêu yêu cầu: Để thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống, con người cần có các yêu cầu gì? – GV gợi ý: + Về phẩm chất: + Về kĩ năng sống: + Về tích cách Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cách em đã làm để điều chỉnh bản thân dựa trên việc phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để thích ứng với sự thay đổi. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cách em đã làm để điều chỉnh bản thân dựa trên việc phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để thích ứng với sự thay đổi. – GV cho HS xem video: youtu.be/Mc-8_5KAaOo (từ đầu – 4:03) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS chia sẻ cách bản thân đã điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
V. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi 1. Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em – Trong học tập: + Thay đổi trường học, cách học, lớp học. + Học thêm một môn học mới, khóa học mới. + Thay đổi chương trình học, sách học. + Thay đổi định hướng học tập. + Thay đổi giáo viên dạy học. + Thay đổi phương pháp học tập. + Học thêm một ngoại ngữ mới. + Thay đổi chỗ ngồi. + Thay đổi hình thức học (học trực tiếp sang học trực tuyến) – Trong cuộc sống: + Thay đổi nơi sống. + Xuất hiện biến cố gia đình. + Có những quy định mới trong cộng đồng. + Những thay đổi trong các mỗi quan hệ (kết bạn mới, mâu thuẫn,…) + Nảy sinh tình cảm. + Thay đổi lối sống. + Thay đổi môi trường xung quanh. 2. Đề xuất cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. – Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi: + Xác định những điều cần thay đổi ở bản thân: những điểm mạnh nào nên được phát huy, những điểm yếu nào cần rèn luyện để cải thiện. + Bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ nhất. + Suy nghĩ lạc quan, tích cực. + Tự động viên, khích lệ chính mình. + Học hỏi cái hay, cái tốt, cái đẹp từ người khác. + Không vội vã, hấp tấp, hối hả. + Thử thách bản thân bằng những điều mới mẻ. + Rèn luyện và chăm lo cho sức khỏe của bản thân. – Để thích ứng được với những thay đổi trong trong cuộc sống, con người cần có các yêu cầu như: + Các phẩm chất: tự tin, tự lập, nghị lực, vượt khó, có trách nhiệm, không ngại khó khăn, nản chí, không vội vàng, hấp tấp,… + Các năng lực và kĩ năng sống: kiên định, ra quyết định và giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ tích cực, giao tiếp hiệu quả, tìm kiếm sự giúp đỡ, tư duy phản biện và sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin,… + Tính cách: cởi mở, hoà đồng, chăm chỉ, kiên trì, bền bỉ, kiên nhẫn,… 3. Chia sẻ cách em đã làm để điều chỉnh bản thân dựa trên việc phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để thích ứng với sự thay đổi. |
Hoạt động 6: Nỗ lực hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định những mục tiêu và việc làm để nỗ lực và hoàn thiện bản thân hơn.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những mục tiêu và việc làm để nỗ lực và hoàn thiện bản thân hơn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định mục tiêu phấn đấu và thực hiện những việc làm cụ thể, nỗ lực hoàn thiện bản thân theo mục tiêu đã đặt ra. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc ví dụ – SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: + Mục tiêu phấn đấu của bạn Hoàng là gì? + Bạn Hoàng đã làm gì để hoàn thành mục tiêu bản thân đã đặt ra? – GV nêu tình huống: + Tình huống 1: Hà xác định mục tiêu đạt điểm thi IELTS là 7.5 nên Hà đã đăng kí đi học tại một trung tâm luyện thi tiếng anh có tiếng trong thành phố. Ở nhà, Hà chủ động lên mạng tìm các tư liệu, trang web để luyện nghe, đọc viết. Hà tham gia CLB Tiếng Anh của trường để nói chuyện bằng tiếng anh với các bạn và tăng khả năng giao tiếp của mình. + Tình huống 2: An xác định mục tiêu đạt HCV bộ môn cờ vua nên bạn đã tham gia vào CLB cờ vua của trường để trau dồi kĩ năng. Ở nhà, bạn luôn tìm những video thi đấu cờ vua trên mạng xã hội và tìm thêm những cách chơi mới để phù hợp với bản thân mình. – GV đặt câu hỏi: Em hãy xác định mục tiêu và hành động để đạt được mục tiêu trong 2 tình huống trên? – GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể cho bạn nghe về mục tiêu và những hành động em đã làm để đạt được mục tiêu đó cho bạn nghe. Sau đó, em yêu cầu bạn xác định mục tiêu và hành động mà em đã thực hiện. – GV cho HS xem video sau và rút ra bài học cho bản thân: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. – GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những việc em đã làm để nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức nhằm hoàn thiện bản thân và kết quả đạt được. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với bạn về việc em đã làm để nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức để đạt được kết quả tốt trong các trường hợp sau: + Cách em học tập để tiến bộ ở một môn học. + Cách em kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội. + Cách em điều chỉnh tư duy và cảm xúc theo hướng tích cực. – GV có thể nêu thêm một số ví dụ khác: + Cách em hiểu được bài học khi học trực tuyến. + Cách em thích nghi được với bạn bè khi chuyển đến ngôi trường mới. + Cách em hiểu một môn học khi thay đổi chương trình mới. – GV cho HS xem video về bí quyết kiểm soát cảm xúc: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Nêu cảm xúc và suy nghĩ về những nỗ lực hoàn thiện bản thân của em và các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm xúc và suy nghĩ về những nỗ lực hoàn thiện bản thân của em và các bạn Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
VI. Nỗ lực hoàn thiện bản thân 1. Xác định mục tiêu phấn đấu và thực hiện những việc làm cụ thể, nỗ lực hoàn thiện bản thân theo mục tiêu đã đặt ra. – Mục tiêu phấn đấu: tự tin trước đám đông. – Hành động: + Tham gia CLB thuyết trình. + Chủ động tập thuyết trình ở nhà. + Xung phong lên bảng thuyết trình bài tập nhóm. – Trường hợp 1: + Mục tiêu: Đạt 7.5 IELTS. + Hành động: Ÿ Đăng kí học tiếng anh tại trung tâm uy tín. Ÿ Chủ động tìm tòi các tư liệu liên quan. Ÿ Tham gia CLB tiếng anh đề trau dồi kiến thức. – Trường hợp 2: + Mục tiêu: HCV bộ môn Cờ vua. + Hành động: Ÿ Tham gia CLB Cờ vua của trường. Ÿ Xem video thi đấu. Ÿ Tìm thêm những cách chơi hay. – Bài học: Không ngừng cố gắng, nỗ lực vì bạn chưa biết giới hạn của bản thân mình đến đâu. 2. Chia sẻ những việc em đã làm để nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức nhằm hoàn thiện bản thân và kết quả đạt được. – Cách em học tập để tiến bộ hơn ở một môn học: + Lập kế hoạch học tập khoa học và hợp lí. + Đề ra mục tiêu cho môn học đó (ví dụ: đạt điểm cao,…) + Chuẩn bị trước bài ở nhà trước khi lên lớp. + Có phương pháp học tập rõ ràng. – Cách em kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội: + Tham gia các hoạt động ngoại khóa để không có nhiều thời gian rảnh ngồi lướt mạng xã hội. + Lập thời gian biểu cho cả một ngày làm và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó. + Xóa ứng dụng trên điện thoại và chỉ sử dụng mạng xã hội trên máy tính sẽ giúp bạn giảm thiểu thời gian sử dụng. + Tắt các thông báo và bật chế độ im lặng đối với các ứng dụng mạng xã hội. – Cách em điều chỉnh tư duy và cảm xúc theo hướng tích cực: + Hít một hơi thật sâu trong vòng 5s. + Uống một cốc nước mát. + Chia sẻ với người thân thiết. + Hạ cái tôi của bản thân xuống. + Chấp nhận cảm xúc tiêu cực. 3. Nêu cảm xúc và suy nghĩ về những nỗ lực hoàn thiện bản thân của em và các bạn |
Hoạt động 7: Chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đề xuất được những cách để thu hút các bạn tham gia hoạt động hoàn thiện bản thân
b.Nội dung: GV hướng dẫn HS đề xuất được những cách để thu hút các bạn tham gia hoạt động hoàn thiện bản thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đề xuất ý tưởng truyền cảm hứng để thu hút các bạn cùng tham gia hoạt động hoàn thiện bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4HS) và đặt yêu cầu: Em hãy đề xuất ý tưởng truyền cảm hứng để thu hút các bạn cùng tham gia hoạt động hoàn thiện bản thân. – GV gợi ý: + Thành lập và tham gia CLB kĩ năng sống. + Tổ chức diễn đàn về việc hoàn thiện và phát triển bản thân. + Thực hiện các thử thách hình thành thói quen tích cực. + Truyền thông về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. – GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Thực hiện thử thách Cùng nỗ lực, cùng thay đổi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu các bước để nỗ lực hoàn thiện và thay đổi bản thân hơn mỗi ngày mà em đã thấy hoặc đang áp dụng trong cuộc sống của mình. – GV gợi ý: + Xác định thói quen chưa tốt, điểm yếu mà em chọn rèn luyện, thay đổi để tham gia sử thách. + Thống nhất thời gian thực hiện thử thách và viết lời cam kết thực hiện. + Cùng nhau thực hiện thử thách; động viên, hỗ trợ lẫn nhau. + Chia sẻ kết quả đạt được. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em và những thuận lợi khó khăn khi thực hiện hoạt động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm xúc của em và những thuận lợi khó khăn khi thực hiện hoạt động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. – GV cho HS xem video: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS chia sẻ cảm xúc và những thuận lợi, khó khăn. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh và kết luận. – GV chuyển sang nội dung mới. |
VII. Chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 1. Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em Gợi ý: Ý tưởng truyền cảm hứng – Tham gia CLB thể dục thể thao của trường. – Thành lập một nhóm Đọc sách. – Sắp xếp lại những mối quan hệ: nhìn nhận và duy trì những mối quan hệ tốt, lọc bạn bè trên facebook,… – Tìm cho mình một kênh Postcard truyền cảm hứng về bất kì lĩnh vực nào đó mà em quan tâm như Giang ơi Radio, Oddly Normal, Radio Người Giữ Kỉ Niệm, Tâm Lý Học Tuổi Trẻ,… – Tìm cho mình những câu chuyện truyền cảm hứng trong học tập hoặc động lực sống, đạt được ước mơ. 2. Thực hiện thử thách Cùng nỗ lực, cùng thay đổi Gợi ý: Bạn em dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. – Hoạt động: Khuyến khích bạn của mình: + Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trên trường. + Tham gia các CLB kĩ năng sống để rèn luyện bản thân thay vì cứ dành thời gian cho chiếc điện thoại và mạng xã hội. + Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe. + Thời gian rảnh có thể đọc sách, nghe Postcard hoặc học thêm một ngoại ngữ mới. – Thời gian thực hiện: 2 tháng. – Cam kết: Trong vòng 2 tháng phải bỏ được thói quen “nghiện mạng xã hội” và giảm thời gian sử dụng điện thoại di đống xuống. – Cùng các bạn thành lập một nhóm rèn luyện sức khỏe, trao đổi bài tập và nhắc nhở nhau hạn chế sử dụng mạng xã hội. – Kết quả: Thời gian sử dụng trong 1 tháng đầu đã giảm xuống 20%. 3. Chia sẻ cảm xúc của em và những thuận lợi khó khăn khi thực hiện hoạt động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. – Thuận lợi: Được mọi người hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. – Khó khăn: Một số bạn vẫn có tư tưởng bảo thủ, ngại thay đổi bản thân để tốt hơn. |
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:
Nhiệm vụ |
Đánh giá |
||
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
|
1. Xác định được nét riêng của bản thân |
|||
2. Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân. |
|||
3. Mô tả và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân |
|||
4. Chủ động điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi trong học tập, cuộc sống |
|||
5. Thể hiện nỗ lực hoàn thiện bản thân bằng các hành động cụ thể. |
|||
6. Chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân |
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện các kĩ năng đã được học
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề 4: Người chủ gia đình tương lai.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều