Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 4: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 6: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 9 nhiệm vụ trong Chủ đề 4 sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chủ đề 4: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình
Nhiệm vụ 1
Hoạt động 1: Giới thiệu gia đình bên nội, bên ngoại của em.
Trả lời:
Học sinh giới thiệu về gia đình mình theo hướng dẫn
Gia đình em gồm có 4 người: bố mẹ, anh trai và em. Gia đình bên ngoại gồm có ông bà ngoài, các bác, chú, dì. Gia đình bên nội của em có ông bà nội, các chú, thím, anh chị em bên nội.
Hoạt động 2: Chia sẻ ý nghĩa của gia đình đối với em.
Trả lời:
Gia đình đối với em là điều thiêng liêng nhất là nơi luôn rộng mở cách tay che chở cho em, và là nơi để về mỗi khi mỏi mệt . Gia đình cũng là điểm tựa vững chắc chắp cánh cho em bay cao và xa với ước mơ của mình.
Nhiệm vụ 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách để nuôi dưỡng tình cảm gia đình dưới đây:
Trả lời:
Hoạt động 2: Gia đình em thường thực hiện những cách nào để nuôi dưỡng các mối quan hệ.
Trả lời:
Gia đình em đã thể hiện những cách:
- Duy trì bữa cơm gia đình thường xuyên.
- Dành nhiều thời gian quây quần bên nhau.
- Hỗ trợ nhau về vật chất và tinh thần khi cần.
Hoạt động 3: Kể những việc mà em đã làm để nuôi dưỡng tình cảm với các thành viên.
Trả lời:
- Em hay xuống nhà bà nội chơi với bà.
- Em thường xuyên hỏi thăm ông bà và các chú các bác hai bên.
- Em thường xuyên tham gia các buổi ăn cơm của gia đình .
- Em hỏi han, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.
- Em tổ chức những trò chơi cho các em nhỏ trong gia đình mỗi dịp nghỉ lễ.
Nhiệm vụ 3
Hoạt động 1: Thực hiện thường xuyên những việc làm sau để thể hiện sự quan tâm chăm sóc gia đình.
Trả lời:
Học sinh thực hành những việc làm sau để thể hiện sự quan tâm chăm sóc gia đình:
- Chào hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
- Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
- Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân.
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi chăm sóc gia đình.
Trả lời:
Em rất vui khi mình giúp một phần nào đó cho gia đình mình. Nhờ những điều em làm mà gia đình em tình cảm hơn và trở nên gắn kết với nhau hơn bao giờ hết.
Nhiệm vụ 4
Hoạt động 1: Thực hiện chia sẻ khó khăn cùng bố mẹ, người thân khi gia đình gặp phải một số tình huống sau:
Trả lời:
Học sinh thực hiện những gợi ý trong tình huống phía trên.
Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm cùng bố mẹ và người thân để vượt qua khó khăn.
Trả lời:
Những việc em làm cùng người thân để vượt qua khó khăn: Khi bà em bị ốm em cùng chị đã ở viện trông bà và chăm sóc bà.
Nhiệm vụ 5
Hoạt động 1: Thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm sở thích của người thân theo gợi ý:
Trả lời:
Học sinh thực hành những việc làm sau để thể hiện sự quan tâm sở thích của người thân theo gợi ý trên.
Hoạt động 2: Chia sẻ với thầy cô và các bạn những cảm xúc của người thân khi em quan tâm đến sở thích của họ.
Trả lời:
Cảm xúc của người thân em: Họ rất cảm động, đặc biệt là mẹ em khi em dành cho mẹ một bất nhờ vào ngày sinh nhật. Em đã tích góp tiền để tặng mẹ sợi dây chuyền mẹ thích nhất.
Nhiệm vụ 6
Hoạt động 1: Vận dụng các bước giải quyết vấn đề ở chủ đề 3 trang 29 để giải quyết vấn đề trong gia đình.
- Chỉ ra một số vấn đề có thể nảy sinh trong quan hệ gia đình em.
- Chỉ ra một vấn đề nảy sinh trong quan hệ của gia đình em.
- Đề xuất cách giải quyết vấn đề.
- Đánh giá hiệu quả của từng cách giải quyết đó.
Trả lời:
Hoạt động 2: Xác định vấn đề trong tình huống sau và giải quyết.
Trả lời:
Tình huống 1 |
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết. |
Hai anh em B. tranh cãi nhau về việc người làm ít, người làm nhiều công việc nhà. |
Bước 2: Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. |
– Nguyên nhân: Do hai anh em B. chưa có phân công cụ thể để theo dõi. – Hệ quả: Lâu dài, hai anh em sẽ có sự xích mích và lười làm việc nhà hơn. |
|
Bước 3: Lựa chọn và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề. |
– Hai anh em B. phân công cụ thể công việc cần phải làm. |
|
Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp. |
– Hai anh em B. sẽ thấy công bằng và chăm chỉ làm việc nhà theo phân công. – Tăng tính trách nhiệm cho cá nhân. |
|
Tình huống 2 |
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết. |
Mọi người tập trung vào điện thoại thông minh, không giao tiếp và kết nối với các thành viên khác trong gia đình. |
Bước 2: Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. |
– Nguyên nhân: Do sự phát triển của công nghệ thông tin, do sự phụ thuộc và điện thoại thông minh của những con người hiện đại. – Hệ quả: Các thành viên trong gia đình sẽ lười giao tiếp và ít chia sẻ với nhau, gia đình mất đi sự kết nối. |
|
Bước 3: Lựa chọn và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề. |
– Tổ chức các trò chơi cho các thành viên trong gia đình. – Có quy định về việc sử dụng điện thoại thông minh khi sinh hoạt chung. |
|
Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp. |
– Mọi người giao tiếp, kết nối với nhau nhiều hơn. |
|
Tình huống 3 |
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết. |
Bố mẹ B. buồn và căng thẳng, không nói chuyện với nhau trong bữa ăn, khiến anh em B. cũng buồn lây. |
Bước 2: Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. |
– Nguyên nhân: Do bố mẹ B. buồn và căng thẳng. – Hệ quả: Làm không khí gia đình căng thẳng, mọi người cảm thấy ngột ngạt. |
|
Bước 3: Lựa chọn và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề. |
– Mọi người thẳng thắn chia sẻ quan điểm cá nhân khi gặp vấn đề để gia đình cùng nhau giải quyết. |
|
Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp. |
– Mọi người hiểu ra vấn đề và làm lành. – Không khí gia đình không còn căng thẳng. |
Nhiệm vụ 7
Hoạt động 1: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình bằng một số việc làm sau:
Trả lời:
Học sinh thực hành tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình theo hướng dẫn.
Hoạt động 2: Khi thực hiện những việc làm đó, em thấy bầu không khí của gia đình mình như thế nào?
Trả lời:
Khi thực hiện những việc làm đó bầu không khí trong gia đình em vui vẻ hẳn lên . Những chuyện buồn được xoá tan và những niềm vui gia đình được nhân lên.
Hoạt động 3: Chia sẻ cho thầy cô và bạn bè những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình.
Trả lời:
Những việc em làm để tạo không khí vui vẻ trong gia đình là:
- Em đã phụ mẹ nấu cơm. Em tìm hiểu những món mới để gia đình có bữa cơm ngon hơn.
- Ăn xong em ngồi lại cùng gia đình em ti vi và kể chuyện em đi học ở trường cho gia đình nghe.
- Em tự giác chủ động dọn dẹp nhà cửa để bố mẹ bớt công việc hơn.
- Em tổ chức những trò chơi kết nối để gia đình thư giãn.
Nhiệm vụ 8
Hoạt động 1: Vẽ một bức tranh về cảnh sinh hoạt gia đình mà em mơ ước.
Trả lời:
Học sinh vẽ một bức tranh về cảnh sinh hoạt gia đình mà em mơ ước.
Hoạt động 2: Chia sẻ bức tranh của em với các thầy cô và các bạn theo gợi ý sau:
- Vì sao em mơ ước cảnh sinh hoạt này trong gia đình mình?
- Mỗi thành viên đã làm gì để gia đình vui vẻ?
- Em sẽ làm tốt việc gì để nuôi dưỡng gia đình?
Trả lời:
- Em mơ ước cảnh sinh hoạt này trong gia đình vì mỗi dịp lễ tết được đến thăm và chúc tết ông bà là điều em vui nhất. Đây cũng là dịp gia đình tụ họp bên nhau sau một năm xa cách.
- Mỗi thành viên trong gia đình em đều tôn trọng, thấu hiểu và lắng nghe lẫn nhau để luôn được vui vẻ.
- Việc em làm tốt nhất là trở thành con ngoan, trò giỏi không phụ lòng ba mẹ để giữ mối quan hệ gia đình hạnh phúc.
Nhiệm vụ 9
Hoạt động 1: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chủ đề này.
Trả lời:
- Thuận lợi: em đã làm tốt những việc để gắn kết gia đình.
- Khó khăn: em còn phải cố gắng học tập hơn nữa để bố mẹ vui lòng.
Hoạt động 2: Với nội dung bản đánh giá dưới đây hãy xác định điều phù hợp với em.
Trả lời:
Thường xuyên thực hiện: 1,2,3,4
Thỉnh thoảng thực hiện: 5,6
Chưa thực hiện: 7,8
Download
61
- Lượt tải: 133
- Lượt xem: 20.695
- Dung lượng: 886,6 KB