Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 7: Văn hoá ứng xử trong hoạt động cộng đồng sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 38, 39.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 7: Văn hoá ứng xử trong hoạt động cộng đồng
Soạn Hoạt động trải nghiệm 7 trang 38, 39 giúp các bạn học sinh biết các hoạt động cộng đồng, hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá trong hoạt động cộng đồng. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Hoạt động trải nghiệm 7: Văn hoá ứng xử trong hoạt động cộng đồng, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Hoạt động trải nghiệm 7: Văn hoá ứng xử trong hoạt động cộng đồng
1. Những hoạt động cộng đồng
a. Chia sẻ các hoạt động trong cộng đồng mà em biết.
b. Chia sẻ về một hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia.
Trả lời:
a. Các hoạt động trong cộng đồng mà em biết:
- Vệ sinh khu vực nơi em ở.
- Sinh hoạt hè ở địa phương.
- Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương.
- Tham gia hội chợ, chợ phiên.
- Làm tình nguyện cho các chương trình hiến máu nhân đạo, khám sức khoẻ miễn phí.
- Cải tạo, xây dựng nhà tình thương.
- …
b. Gợi ý:
Mùa hè vừa rồi, em có dịp được cùng các anh chị đoàn thanh niên của quận tham gia tình nguyện ở tỉnh Hà Giang. Đó là chuyến tình nguyện giúp đỡ các em nhỏ và một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn, đoàn đã tặng các em nhỏ cặp sách, bút vở mới và một số bộ bàn ghế học tập. Đối với các hộ khó khăn, đoàn đã thăm hỏi và tặng một số đồ dùng trong nhà cùng với một số tiền mặt nho nhỏ để hỗ trợ, động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn.
Sau chuyến đi đó, em thấy mình đã học được nhiều điều: Người dân ở vùng núi cao Hà Giang còn rất đói khổ. Hệ thống giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp. Nhiều em nhỏ không có điều kiện để đến trường đi học. Chuyến đi này chính là sự gắn kết, sự động viên để giúp nhân dân nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù những món quà được trao tặng không lớn nhưng cũng đủ để khiến người dân nơi đây cảm thấy ấm lòng.
2. Hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá trong hoạt động cộng đồng
a. Thảo luận để chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các tình huống sau:
b. Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Trả lời:
a.
- Hành vi trong tình huống 1 là hành vi giao tiếp, ứng xử chưa phù hợp vì bạn nam thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu ý thức tự giác, ỷ lại khi tham gia hoạt động chung của cộng đồng.
- Hành vi trong tình huống 2 là hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp vì bạn nam rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng.
b. Gợi ý:
Để chuẩn bị cho hoạt động viếng thăm mộ của các anh hùng liệt sĩ ở địa phương, bạn Lan đã hỏi ý kiến của mẹ để xem mặc trang phục như thế nào là phù hợp. Mẹ khuyên bạn nên chọn những bộ đồ lịch sự, kín đáo để thể hiện sự thành kính của bản thân. Vì thế, Lan đã chọn mặc một chiếc áo sơ mi trắng và quần bò sẫm màu. Ở buổi viếng thăm, trang phục của bạn được cô giáo khen ngợi và đứng ra làm gương cho các bạn trong lớp.
3. Rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia hoạt động trong cộng đồng
a. Chỉ ra cách thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà bạn An đã thực hiện trong tình huống sau:
b. Chia sẻ cách em thể hiện hành vi giao tiếp, ững xử có văn hoá khi tham gia một hoạt động trong cộng đồng.
c. Thể hiện, rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá trong cuộc sống hằng ngày.
Trả lời:
a. Cách thể hiện hành vi giao tiếp, ững xử có văn hoá mà bạn An đã thực hiện:
- Chuẩn bị trang phục chỉnh tế, nói năng lịch sự, lễ phép.
- Đọc kĩ những quy định của ban tổ chức và chủ động hướng dẫn khách tham quan thực hiện theo.
- Giải thích và giới thiệu cho du khách những hiểu biết của mình về ý nghĩa của các hoạt động có trong lễ hội.
- Luôn luôn tươi cười, niềm nở.
b. Gợi ý cách em thể hiện hành vi giao tiếp, ững xử có văn hoá khi tham gia một hoạt động trong cộng đồng:
- Trang phục: chỉnh tề, gọn gàng, kín đáo.
- Lời nói: lịch sự, lễ phép.
- Tác phong, cử chỉ: chủ động, nhanh nhẹn, tháo vát.
- Thái độ: vui vẻ, niềm nở.
- Hành động: cẩn thận, có kỉ luật.
c. HS tự thực hiện.