Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 sách Chân trời sáng tạo giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Bạn đang đọc: Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo

Phân phối chương trình Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo được thực hiện từ năm học 2023 – 2024 theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau khi giáo viên xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn duyệt. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm: phân phối chương trình môn Toán 8 Chân trời sáng tạo, bộ sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo.

Phân phối chương trình Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo

(Chân trời sáng tạo bản 2)

STT

(1)

Tên Chương/Chủ đề/ (2)

(Tên chương/chủ đề có thể tách thành cột riêng nếu chương/chủ đề không trùng với bài, gồm nhiều bài)

Tên bài (3)

Số tiết (4)

(Nếu có sự phân biệt giữa chương/chủ đề/bài thì cột này chỉ ghi số tiết của bài)

Ghi chú (5)

(Thể hiện tính liên thông, tích hợp với các môn học khác)

1

SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN

Bài 1: Vẽ và cách điệu hoa lá

2

Bài 2: Trang trí khăn

2

2

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI
TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

Bài 3: Vẽ dáng người

2

Bài 4: Dáng người trong tranh

2

3

TRANH TRUYỆN

Bài 5: Thiết kế bìa tranh truyện

2

Bài 6: Tạo hình nhân vật minh hoạ truyện cổ tích

2

4

NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Bài 7: Trường phái Ấn tượng

2

Bài 8: Trường phái Biểu hiện và Lập thể

2

Trưng bày cuối học kì 1

1

5

DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

Bài 9: Giá trị thẩm mĩ của di sản văn hoá

2

Bài 10: Tạo dáng và trang trí hiện vật

2

6

THIẾT KẾ THỜI TRANG

Bài 11: Trang trí mẫu vải

2

Bài 12: Thiết kế thời trang với hoa văn dân tộc

2

7

MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Bài 13: Mĩ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam

2

Bài 14: Mĩ thuật ứng dụng hiện đại Việt Nam

2

8

HƯỚNG NGHIỆP

Bài 15: Mĩ thuật tạo hình – ngành đặc thù

2

Bài 16: Đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình

2

Tổng kết cuối năm

2

Tổng cộng

35

BẢNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT 8

Tên chương/ chủ đề/ bài

(1)

Số tiết, số trang dự kiến

(2)

Nội dung kiến thức

(3)

Mục tiêu/ Yêu cầu cần đạt

về chuyên môn

(4)

Yêu cầu cần đạt

quy định tại Chương trình giáo dục
phổ thông 2018

Số tiết

Số trang

CHỦ ĐỀ 1:

SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN

Bài 1: VẼ VÀ CÁCH ĐIỆU HOA LÁ

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát hình ảnh và thảo luận về đặc điểm màu sắc, hình dáng hoa lá dưới đây.

Tìm hiểu sự khác nhau và cách thức ghi chép, cách điệu hoa lá:

+ Hình dáng, cách thể hiện hoa lá qua các bước

+ Nét, hình, màu của hoa lá cách điệu

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thực hiện sản phẩm vẽ và cách điệu hoa lá.

Hãy vẽ một loại hoa lá em yêu thích và tiến hành cách điệu, sáng tạo sản phẩm.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của mình, của bạn theo các gợi ý sau:

+ Hoa lá em lựa chọn để vẽ có đặc điểm về hình dáng, màu sắc như thế nào?

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

Chia sẻ với bạn cách thực hiện sản phẩm.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu tạo hình và biểu tượng hoa sen Việt Nam.

• Nhận biết được vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên để lựa chọn mẫu vẽ.

• Cảm nhận được vẻ đẹp mang tính tượng trưng, biểu tượng của hoa lá.

• Biết cách chép và cách điệu sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về hoa lá.

• Biết trân trọng, gìn giữ, bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp.

MĨ THUẬT TẠO HÌNH

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

– Thu thập được tư liệu, tài liệu,… cho việc thực hiện sản phẩm.

– Phân biệt được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tác phẩm mĩ thuật.

– Phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian,… ở sản phẩm, tác phẩm.

– Lựa chọn được công cụ, phương tiện và vật liệu để thực hành, sáng tạo.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

– Vận dụng được phong cách, bút pháp của một số trường phái nghệ thuật vào thực hành sáng tạo.

– Xác định và thể hiện được điểm nhấn trong thực hành, sáng tạo.

– Thể hiện được phương hướng chuyển động của yếu tố tạo hình ở sản phẩm.

– Vận dụng được yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thực hành, sáng tạo.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

– Tóm tắt được vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của một số nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam và thế giới.

– Nhận định được tiến trình phát triển của một số phong cách, trào lưu, trường phái nghệ thuật (Ấn tượng, Lập thể, Biểu hiện,…).

– Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa hai

tác phẩm cùng phong cách, trường phái.

– Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

MĨ THUẬT ỨNG DỤNG

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

– Xác định được ý tưởng sáng tạo phù hợp với mục đích sử dụng

– Nhận biết và hiểu được tính tượng trưng, tính biểu tượng của sản phẩm, tác phẩm thiết kế.

– Nhận biết được tác động của khoa học kĩ thuật đối với ngành nghề thiết kế.

– Nêu được ý tưởng cải tiến, thiết kế sản phẩm, tác phẩm.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

– Vận dụng được chi tiết hình ảnh làm trọng tâm cho sản phẩm.

– Thể hiện được phương hướng chuyển động của hoa văn, hoạ tiết ở sản phẩm.

– Sử dụng được màu sắc tự thân của vật liệu để thiết kế, trang trí sản phẩm.

– Biết vận dụng yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thiết kế sản phẩm.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

– Giải thích được tính phổ biến của hình ảnh thương hiệu trong sự phát triển sản phẩm.

– Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa hai sản phẩm, tác phẩm thiết kế cùng thể loại, mục đích.

– Phân tích được giá trị thẩm mĩ, công năng, tiện ích của sản phẩm, tác phẩm thiết kế; biết rút kinh nghiệm cho thực hành, sáng tạo.

– Nhận định được đời sống văn hoá xã hội thông qua hình ảnh trên di sản văn hoá nghệ thuật.

CHỦ ĐỀ: HƯỚNG NGHIỆP

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

– Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

– Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

– Viết được một bài luận hoặc làm một đoạn Video clip,… giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

– Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông qua sản phẩm cụ thể.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

– Hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống văn hoá xã hội.

– Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.

Bài 2: TRANG TRÍ KHĂN

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát các hình ảnh và chỉ ra:

+ Hình dạng, đặc điểm chất liệu của khăn

+ Hình thức trang trí khăn

Quan sát các mẫu trang trí khăn dưới đây và cho biết:

+ Màu sắc và hình hoạ tiết trang trí

+ Cách sắp xếp hoạ tiết trang trí

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thực hiện thiết kế khăn hình vuông

Hãy sử dụng hình thức vẽ hoặc in hoa lá để tạo mẫu sản phẩm khăn tay em yêu thích.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về mẫu thiết kế khăn theo các gợi ý sau:

+ Đặc điểm gì về hình dạng, màu sắc và hình thức trang trí.

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

Chia sẻ cách thực hiện mẫu thiết kế khăn với bạn.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu các nguyên tắc sắp xếp hoạ tiết trong trang trí hình vuông, hình tròn,… để ứng dụng vào trang trí các vật dụng trong thực tế.

• Nhận biết được hình dạng và cách thức trang trí trên một số loại khăn.

• Thể hiện được hoạ tiết trọng tâm, có nhịp điệu để trang trí sản phẩm.

• Phân tích được giá trị thẩm mĩ, công năng, tiện ích của sản phẩm thiết kế.

• Biết rút kinh nghiệm cho thực hành, sáng tạo lần sau.

CHỦ ĐỀ 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

Bài 3: VẼ DÁNG NGƯỜI

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát các tác phẩm mĩ thuật và chỉ ra:

+ Hình dáng, đặc điểm của nhân vật

+ Vai trò của hình dáng người trong tranh

Quan sát các hình ảnh và thảo luận về:

+ Hình dáng, cấu trúc dáng người

+ Tỉ lệ hình dáng người

* Phần tham khảo

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

– Tham khảo các bước vẽ dáng người.

* Tham khảo sả phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo các gợi ý sau:

+ Hình dáng, cấu trúc dáng người

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

– Chia sẻ cách thực hiện sản phẩm với bạn.

VẬN DỤNG:

Lựa chọn một một chủ đề, tìm vẽ dáng người và xây dựng bố cục tranh.

• Nhận biết được vẻ đẹp của dáng người trong các tác phẩm mĩ thuật.

• Biết cách vẽ dáng người đúng tư thế và tỉ lệ.

• Biết giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật.

• Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm.

Bài 4: DÁNG NGƯỜI TRONG TRANH

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

– Quan sát các bức ảnh và chỉ ra:

+ Hoạt động trong bức ảnh

+ Đặc điểm hình dáng, màu sắc các nhân vật

– Quan sát các tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật và cho biết:

+ Đặc điểm màu sắc, hình dáng của các nhân vật

+ Cách sắp xếp các yếu tố chính, phụ, trung gian

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thực hiện sản phẩm.

Hãy sử dụng hình thức vẽ hoặc xé, dán giấy thực hiện sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề em yêu thích.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo các gợi ý sau:

+ Ý nghĩa của sản phẩm và vai trò của dáng người trong tranh

+ Cách sắp xếp yếu tố chính, phụ, trung gian

Trưng bày và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của em (hoặc nhóm) trước lớp.

VẬN DỤNG:

Sưu tầm những hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật qua sách, báo, internet,… và giới thiệu những hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật em yêu thích.

• Nhận biết được vai trò của dáng người trong sáng tạo mĩ thuật.

• Phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian trong sản phẩm mĩ thuật.

• Biết tạo sản phẩm mĩ thuật phù hợp chủ đề gia đình.

• Giới thiệu được sản phẩm và ý nghĩa của sản phẩm mĩ thuật với bạn bè và thầy cô.

CHỦ ĐỀ 3: TRANH TRUYỆN

Bài 5: THIẾT KẾ BÌA TRANH TRUYỆN

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát các bìa sách và dự đoán nội dung cuốn sách theo gợi ý: sách giáo dục, truyện cổ tích, truyện dân gian, truyện trinh thám,…

Quan sát bìa sách sau và chỉ ra:

+ Thông tin các d.ng chữ trên bìa sách

+ Đặc điểm, nội dung hình minh hoạ

+ Bố cục và các thành phần chính, phụ trên bìa sách

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thực hiện một bìa sách.

Hãy thiết kế một bìa sách em yêu thích.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về sản phẩm bìa sách của bạn theo các gợi ý:

+ Nội dung, hình thức, chất liệu

+ Bố cục chữ, hình, màu sắc,…

Nêu các ý kiến đóng góp để sản phẩm tốt hơn.

VẬN DỤNG:

Viết cảm nhận về bìa một sách mà em yêu thích theo gợi ý:

+ Thể loại truyện là gì? Nội dung truyện thể hiện trên bìa như thế nào?

+ Bố cục, hình ảnh, kiểu chữ,… có gì đặc biệt?

• Nhận biết được nội dung, hình thức và các thành phần trên sản phẩm thiết kế.

• Biết kết hợp hài hoà các yếu tố hình và chữ trong thực hành thiết kế.

• Thể hiện được hình ảnh trọng tâm trên bìa sách.

• Phân tích được giá trị thẩm mĩ, vai trò, chức năng của sản phẩm thiết kế và

biết rút kinh nghiệm cho thực hành sáng tạo.

Bài 6: TẠO HÌNH NHÂN VẬT MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát, Tìm hiểu về nội dung những truyện cổ tích dưới đây và nêu:

+ Cảm nhận về không gian sống của nhân vật

+ Đặc điểm về hình dáng các nhân vật chính

Quan sát các hình nhân vật dưới đây và cho biết:

+ Tính cách của nhân vật thông qua hình dáng, cử chỉ

+ Màu sắc, chất liệu thể hiện

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Gợi ý các bước thực hiện tạo hình nhân vật.

Hãy sử dụng hình thức vẽ hoặc xé dán giấy để tạo hình nhân vật trong truyện cổ tích em yêu thích.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Giới thiệu, nhận xét về sản phẩm tạo hình nhân vật của em và của bạn.

– Chia sẻ ý tưởng và cách thức tạo hình nhân vật.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu và trình bày tóm tắt về cuộc đời và một số minh hoạ truyện tranh tiêu

biểu của hoạ sĩ, nhà giáo Tạ Thúc Bình.

• Nhận biết được đặc điểm, tính cách nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam.

• Biết sử dụng hình thức vẽ, nặn hoặc xé dán để tạo hình nhân vật.

• Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật qua truyện cổ tích.

• Biết kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.

CHỦ ĐỀ 4: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Bài 7: TRƯỜNG PHÁI ẤN TƯỢNG

2

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát tác phẩm hoặc xem hình ảnh, video về trường Ấn tượng và nêu cảm nhận về màu sắc, chủ đề, đặc điểm tạo hình.

Quan sát và nêu cảm nhận về màu sắc, chủ đề, nội dung, đặc điểm tạo hình trong những tác phẩm dưới đây.

Trường phái Ấn tượng đề cao việc vẽ tranh ngoài trời, ghi lại khoảnh khắc cụ thể, ấn tượng, thử nghiệm màu sắc đậm và sự tương phản của màu sắc trong tác phẩm. Cùng một chủ đề, các hoạ sĩ vẽ nhiều tác phẩm ở những thời điểm khác nhau để nắm bắt sự thay đổi của ánh sáng và thể hiện sự cảm nhận của mình về con người, cảnh vật. Hai hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng là Claude Monet và Pierre Auguste Renoir.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước gợi ý sáng tạo tranh phong cảnh theo phong cách một trường phái nghệ thuật em đã học.

Em Hãy sáng tạo một sản phẩm tranh phong cảnh theo phong cách Ấn tượng.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật của bạn theo gợi ý:

+ Cách thể hiện theo trường phái nghệ thuật nào?

+ Nội dung và hình thức thể hiện như thế nào?

+ Chất liệu là gì?

+ Sự khác nhau trong cách thể hiện các trường phái trong sản phẩm là gì

VẬN DỤNG:

Phân tích, so sánh sự tương đồng và khác biệt về chủ đề, màu sắc, chất liệu, cá tính sáng tạo,… giữa hai tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng dưới đây.

• Hiểu được đặc điểm của trường phái Ấn tượng qua những tác phẩm tiêu biểu.

• Biết vận dụng phong cách, kĩ thuật tạo hình của hoạ sĩ thuộc trường phái Ấn tượng

trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

• Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm cùng

phong cách, trường phái.

• Trình bày được quan điểm về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

Bài 8: TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN VÀ LẬP THỂ

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện dưới đây và nêu đặc điểm về bố cục, màu sắc, chủ đề.

Quan sát một số tác phẩm lập thể dưới đây và nêu đặc điểm về bố cục, chủ đề, màu sắc, chất liệu…

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thiết kế một mặt nạ theo trường phái Lập thể.

Sáng tạo một sản phẩm mĩ thuật vận dụng phong cách trường phái Lập thể.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Phân tích sản phẩm mĩ thuật của bạn theo gợi ý:

+ Sản phẩm thể hiện phong cách trường phái Biểu hiện và Lập thể qua

những yếu tố nào?

+ Hình thức sản phẩm thể hiện như thế nào?

+ Sản phẩm sử dụng màu sắc, chất liệu gì?

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu về cuộc đời danh hoạ Pablo Picasso và giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của ông

• Hiểu được đặc điểm của trường phái Lập thể.

• Biết được một số hình thức sáng tạo của trường phái Lập thể.

• Vận dụng được cách thể hiện của trường phái Lập thể hoặc Biểu hiện trong thực hành sáng tạo.

• Trình bày được quan điểm về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

• Biết tuyển chọn các sản phẩm tiêu biểu.

• Biết cách hợp tác cùng nhóm trưng bày sản phẩm trong không gian lớp học.

• Thảo luận, trao đổi.

• Hình thành kĩ năng trình bày các kiến thức về mĩ thuật.

• Cảm nhận được nét đẹp của người Việt qua các di sản văn hoá phi vật thể.

• Biết tìm hiểu di sản văn hoá truyền thống để phát triển ý tưởng sáng tạo một sản phẩm mĩ thuật.

• Vận dụng được vẻ đẹp tạo hình của di sản văn hoá vào thực hành sáng tạo một sản phẩm mĩ thuật.

• Trân trọng, có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

TRƯNG BÀY CUỐI HỌC KÌ 1

1. Trưng bày các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu theo chủ đề/ bài học.

2. Thảo luận và chia sẻ theo nội dung và mục tiêu bài học đã đề ra.

3. Bước đầu tự đánh giá được năng lực mĩ thuật của bản thân, nhóm qua kì học.

CHỦ ĐỀ 5: DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

Bài 9: GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA DI SẢN VĂN HOÁ

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

– Quan sát hình ảnh và chỉ ra:

+ Hình ảnh thể hiện di sản văn hoá phi vật thể nào?

+ Di sản văn hoá đó có đặc điểm gì? Thuộc vùng miền nào?

+ Hãy kể thêm một vài di sản văn hoá phi vật thể mà em biết

– Quan sát các hình ảnh sau và cho biết về:

+ Ý tưởng và nội dung, thể loại

+ Hình dáng, màu sắc, chất liệu

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước tiến hành tạo một sản phẩm 3D chủ đề Di sản văn hoá .

Hãy tạo hình sản phẩm 3D chất liệu tự chọn về chủ đề di sản văn hoá phi vật thể mà em yêu thích.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo các gợi ý sau:

+ Nội dung và cách thức thể hiện sản phẩm

+ Di sản văn hoá phi vật thể biểu hiện trên sản phẩm như thế nào?

– Tìm hiểu đời sống văn hoá x. hội thông qua hình ảnh trên sản phẩm mĩ thuật.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu qua sách, báo, internet,… hoặc trực tiếp tham quan để viết một đoạn văn giới thiệu về di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam hoặc ở địa phương em.

Bài 10: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ HIỆN VẬT

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:

+ Hình ảnh của hiện vật liên quan đến di sản văn hoá nào?

+ Kể tên một số hiện vật trong di sản văn hoá phi vật thể mà em biết

Quan sát các hình ảnh sau và thảo luận về:

+ Công năng của sản phẩm

+ Tạo dáng, màu sắc và chất liệu của sản phẩm

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thực hiện mô phỏng và tạo dáng sản phẩm.

Hãy thiết kế tạo dáng một sản phẩm chủ đề di sản văn hoá phi vật thể mà em yêu thích với chất liệu tự chọn.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Phân tích về sản phẩm của các bạn theo các gợi ý:

+ Hình dáng sản phẩm, công năng sử dụng, hình thức thẩm mĩ

+ Cách thực hiện sản phẩm

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

Nêu ý tưởng cải tiến, thiết kế sản phẩm.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu, ghi chép những thông tin về di sản văn hoá tại địa phương em thích thông qua tài liệu sách, báo, truyền hình, internet, bảo tàng hoặc tham quan trực tiếp không gian trưng bày di sản văn hoá.

• Cảm nhận được vẻ đẹp của một số hiện vật trong di sản văn hoá phi vật thể.

• Nhận biết được công năng, tạo dáng và giá trị sản phẩm.

• Vận dụng được yếu tố tạo hình trong thực hành sáng tạo.

• Giới thiệu và quảng bá được di sản văn hoá đến bạn bè và người thân.

CHỦ ĐỀ 6: THIẾT KẾ THỜI TRANG

Bài 11: TRANG TRÍ MẪU VẢI

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

Quan sát và nêu nhận xét về chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí trong hình ảnh sau.

Quan sát mẫu hoa văn dưới đây và thảo luận về vị trí trang trí hoa văn, cách sắp xếp mô típ, hoạ tiết và màu sắc.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước in trang trí mẫu vải.

Khai thác hoạ tiết dân tộc để tạo mẫu vải bằng hình thức in hoặc xé, dán giấy.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo các gợi ý sau:

+ Ý tưởng thực hiện sản phẩm

+ Công năng của sản phẩm

+ Cách sắp xếp hình và màu trên sản phẩm mẫu vải

+ Em thích mẫu vải nào? Vì sao?

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu cách vẽ hình bằng sáp ong trên vải của người vùng cao.

• Nhận biết được vẻ đẹp của mẫu vải qua màu sắc, hoa văn và các yếu tố tạo hình.

• Thể hiện được phương hướng chuyển động của các hoạ tiết để ứng dụng vào

thiết kế, trang trí sản phẩm.

• Phân tích được vẻ đẹp và công dụng của sản phẩm mẫu vải với thiết kế

trang phục và phục vụ cuộc sống

Bài 12:

THIẾT KẾ THỜI TRANG

VỚI HOA VĂN DÂN TỘC

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

– Quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra đặc điểm về hình dáng, màu sắc, chất liệu,

hoa văn trên trang phục.

– Quan sát các sản phẩm sau và chỉ ra:

+ Kiểu dáng trang phục

+ Màu sắc và cách lựa chọn, sắp xếp hoa văn trên trang phục

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

– Tham khảo các bước vẽ thiết kế trang phục.

– Hãy thiết kế một trang phục có sử dụng hoa văn, hoạ tiết dân tộc em yêu thích.

* Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo các gợi ý sau:

+ Hình dáng mẫu và hình dáng trang phục như thế nào?

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

Chia sẻ cách thực hiện sản phẩm với bạn.

VẬN DỤNG:

Thiết kế và sưu tầm trang phục theo chủ đề, kết hợp tổ chức trình diễn thời trang trong các hoạt động của trường/ lớp.

• Biết khai thác hoa văn truyền thống dân tộc để áp dụng trong thiết kế thời trang

• Biết khai thác vẻ đẹp dáng người để tạo thiết kế phù hợp.

• Thiết kế được trang phục có sử dụng hoa văn dân tộc em yêu thích.

• Cảm nhận được vẻ đẹp của của sản phẩm với chủ đề, có ý thức trân trọng,

giới thiệu văn hoá truyền thống

CHỦ ĐỀ 7:

MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Bài 13:

MĨ THUẬT TẠO HÌNH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

– Quan sát, tìm hiểu tác giả, tác phẩm và đặc điểm mĩ thuật tạo hình hiện đại

Việt Nam.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

‒ Tham khảo một số minh hoạ yếu tố và nguyên lí tạo hình được thể hiện trên tranh Phố Hàng Mắm của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.

‒ Hãy thực hiện một sản phẩm mĩ thuật tự chọn dựa theo phong cách và kĩ thuật của hoạ sĩ nổi tiếng Việt Nam mà em yêu thích.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Nêu cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật của bạn theo gợi ý:

+ Cách thể hiện theo phong cách của hoạ sĩ nào?

+ Nội dung và hình thức thể hiện như thế nào?

+ Các yếu tố và nguyên lí tạo hình nổi bật

– Phân tích và so sánh 2 sản phẩm cùng phong cách mà bạn (hoặc nhóm bạn) thực hiện.

VẬN DỤNG:

Trình bày tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ, điêu khắc gia Diệp Minh Châu hoặc một tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của ông theo hiểu biết cá nhân.

• Biết được khái quát về mĩ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam.

• Giới thiệu được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và nhận biết được

phong cách, chất liệu, kĩ thuật tạo hình mĩ thuật hiện đại Việt Nam.

• Khai thác được giá trị tạo hình của mĩ thuật hiện đại Việt Nam trong thực hành

sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

• Biết trân trọng những giá trị nghệ thuật tạo hình mĩ thuật hiện đại Việt Nam.

Bài 14: MĨ THUẬT ỨNG DỤNG HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

– Quan sát và tìm hiểu về đặc điểm một số sản phẩm mĩ thuật ứng dụng Việt Nam hiện đại.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

– Tham khảo các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật sơn mài, một trong những thành tựu nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

– Hãy thể hiện một sản phẩm mĩ thuật theo hình thức in, vẽ hoặc kết hợp kĩ thuật tổng hợp.

* Phần tham khảo

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Nêu cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật ứng dụng của bạn theo gợi ý:

+ Ý tưởng thiết kế

+ Phác thảo sản phẩm

+ Tính ứng dụng của sản phẩm

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu mẫu thiết kế tem khắc hoạ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Nam.

• Biết được khái quát một số hình thức và đặc điểm của mĩ thuật ứng dụng hiện đại

Việt Nam.

• Hiểu được đặc điểm cơ bản của sản phẩm mĩ thuật ứng dụng hiện đại.

• Thiết kế được một sản phẩm mĩ thuật ứng dụng.

• Thể hiện được ý tưởng, phác thảo và sản phẩm mĩ thuật ứng dụng cơ bản.

CHỦ ĐỀ 8: HƯỚNG NGHIỆP

Bài 15: MĨ THUẬT TẠO HÌNH – NGÀNH ĐẶC THÙ

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

– Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết các nhân vật đang làm gì.

Hoạt động đó liên quan đến ngành/ nghề gì?

– Tìm hiểu sơ đồ dưới đây và cho biết:

+ Ngành nghề chính thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình.

+ Ngành nghề có mối liên hệ gần với mĩ thuật tạo hình.

+ Ngành nghề có liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Viết một bài luận (khoảng 500 từ) về ngành nghề em yêu thích thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình.

Gợi ý

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Hãy phân tích ngành nghề mà em đã giới thiệu ở hoạt động trước và nêu vai trò của ngành nghề đó trong xã hội.

– Căn cứ ngành nghề để lựa chọn, hãy đưa ra giải pháp truyền thông để phát huy ngành nghề đó.

VẬN DỤNG:

Căn cứ vào nội dung bài luận đã làm ở mục Luyện tập và sáng tạo, Hãy xây dựng một đoạn phim ngắn (hoặc nhờ bạn sắm vai) giới thiệu về một ngành nghề thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình (hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình mĩ thuật,…).

Đoạn 1: Giới thiệu về hoạ sĩ (tên, lĩnh vực hoạt động chính,…).

Đoạn 2: Giới thiệu về quá trình sáng tác (cảnh hoạ sĩ đang vẽ hoặc hoạ sĩ tự giới thiệu).

Đoạn 3: Hoạ sĩ tự giới thiệu về tác phẩm của mình hoặc người dựng phim tự đọc lời bình với hình ảnh là các tác phẩm.

• Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

• Viết được một bài luận hoặc làm được một đoạn phim ngắn giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

• Hiểu được vai trò và có ý thức thức phát huy mĩ thuật trong đời sống văn hoá

xã hội.

Bài 16: ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT TẠO HÌNH

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Đặc trưng về lao động, sản xuất và sáng tạo mĩ thuật

Căn cứ vào các thông tin trong sơ đồ dưới đây, liên hệ với bản thân và thảo luận về quá trình lao động, sản xuất và sáng tạo mĩ thuật.

2. Đặc trưng về sản phẩm của các ngành nghề mĩ thuật tạo hình

Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về đặc trưng sản phẩm của các ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

3. Thị trường và giá trị tác phẩm/ sản phẩm

Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và cho biết nơi mua bán, giá trị của các tác phẩm dưới đây. Kể thêm các tác phẩm tương tự khác mà em biết.

4. Quyền lợi của người tham gia các ngành nghề mĩ thuật tạo hình

Dựa vào các thông tin dưới đây, theo cảm nhận cá nhân, hãy so sánh quyền lợi của người tham gia ngành nghề mĩ thuật tạo hình với các ngành nghề khác.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng liên môn để thực hiện một sản phẩm mĩ thuật, một bài

luận hoặc một video clip về lĩnh vực mĩ thuật tạo hình theo sở thích.

Lưu ý: Lựa chọn bài thực hành phù hợp với sở trường, sở thích và điều kiện của mình.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Sắm vai nhà Phê bình mĩ thuật hoặc thầy cô giáo (nhà Sư phạm mĩ thuật), nhận xét, phân tích sản phẩm mĩ thuật dựa trên các gợi ý sau:

+ Đề tài, hình thức, ngôn ngữ thể hiện

+ Quy trình thực hiện (đối với sản phẩm của em)

+ Không gian trưng bày/ thuyết trình

VẬN DỤNG:

– Thông qua sách, báo, tạp chí, internet,… . hãy Tìm hiểu thông tin về ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm,… có đào tạo về lĩnh vực mĩ thuật tạo hình.

– Căn cứ mức độ phù hợp theo ngành nghề đã Tìm hiểu, Hãy xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện cho bản thân để hướng mục đích vào một ngành nghề mình yêu thích.

• Nắm được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

• Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông qua sản phẩm cụ thể.

• Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.

TỔNG KẾT CUỐI NĂM

1. Lập sơ đồ hệ thống các ngành/ nghề thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thông qua các sản phẩm và bài tập mĩ thuật trong năm học.

2. Thông qua sơ đồ đồ lập ở mục 1, triển khai tiếp các nhánh có phần vận dụng vào cuộc sống (nêu rõ tên sản phẩm mĩ thuật hoặc hình thức vận dụng).

3. Trưng bày các bài học điển hình theo chủ đề. Tổ chức những buổi thảo luận về chủ đề đề trưng bày.

4. Đánh giá kết quả học tập trong cả quá trình năm học.

• Biết tuyển chọn các sản phẩm tiêu biểu theo thể loại.

• Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

• Củng cố và phát triển kĩ năng trình bày các nhận thức về mĩ thuật.

• Nhận định được lĩnh vực trong chuyên ngành mĩ thuật tạo hình phù hợp với

sở thích cá nhân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *