Kế hoạch giáo dục môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024

Kế hoạch giáo dục môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024 do giáo viên thiết kế bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.

Bạn đang đọc: Kế hoạch giáo dục môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024

Kế hoạch giáo dục Địa lí 9 chính là phụ lục I, III theo Công văn 5512 do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp giáo viên nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn phê duyệt phù hợp với địa phương. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Kế hoạch giáo dục môn Tin học 9 năm 2023 – 2024.

Kế hoạch giáo dục môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024

Phụ lục I: Khung kế hoạch dạy học của Tổ chuyên môn

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ GIÁO VIÊN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: ………….

TỔ: Văn- Sử- Địa- GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA LÍ . KHỐI LỚP 9

Năm học 2023 – 2024

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp:…………… Số học sinh:……………….

2. Tình hình đội ngũ:

3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Tranh tháp dân số

01

Bài 5: Thực hành : Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

2

Thước thẳng, com pa, máy tính.

01

Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

3

Thước thẳng, máy tính.

01

Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế

4

Thước thẳng, máy tính.

01

Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

5

Thước thẳng, máy tính.

01

Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

7

Bản đồ kinh tế của vùng TD&MNBB, Tây Nguyên.

01

Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

8

Thước

01

Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy sản, hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long

9

Ti vi, bản đồ du lịch Việt Nam.

01

Bài 40: Thực hành: Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

2. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1

– HS biết nước ta có 54 dân tộc mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất và tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

– HS rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư.

2

Dân số và sự gia tăng dân số

1

HS biết số dân của nước ta trước đây, hiện tại và dự báo trong tương lai. Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. Đặc điểm thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta cũng như nguyên nhân của sự thay đổi.

– HS rèn kĩ năng vẽ biểu đồ gia tăng dân số, kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số.

3

Giao nhiệm vụ TNST: Truyền thông về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9.

1

– HS hiểu thêm về dân số , sự gia tăng dân số và các vấn đề liên quan về DS ở nước ta.

– Xây dựng được bài truyền thông về vấn đề dân số và sức khoe sinh sản vị thành niên theo các chủ đề:

+ Hiểu được các biện pháp phòng tránh thai

+ Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

+ Tình trạng mang thai, phá thai ở độ tuổi vị thành niên

+ Tình trạng buôn bán trẻ em gái ở Việt Nam

Xử lí tình huống thực tế về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên, xử lí tình huống khi thấy trẻ em bị bắt cóc –buôn bán ở VN.

4

Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1

HS hiểu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại hình quần cư. Trình bày được quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.

– Biết phân tích bản đồ phân bố dân cư, đô thị Việt Nam , có kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu về dân cư.

5

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1

– HS hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta . Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong nhân dân của nhà nước ta.

– HS biết nhận xét các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và chất lượng cuộc sống.

6

Thực hành :Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

1

HS nêu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng “già” đi. Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội.

– HS biết cách phân tích và so sánh tháp dân số.

7

Báo cáo TNST: Truyền thông về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9

2

Xử lí tình huống thực tế về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên, xử lí tình huống khi thấy trẻ em bị bắt cóc –buôn bán ở VN.

8

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

1

– HS có những hiểu biết cần thiết về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế , những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

– HS có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP. Kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ hình tròn) và nhận xét biểu đồ.

9

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1

– HS hiểu được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta . Hiểu được nhóm nhân tố tự nhiên đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp nước ta.

– Kĩ năng đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên. Sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

10

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1

– HS nắm được sự phát triển, phân bố của ngành trồng trọt , sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

– HS có kĩ năng phân tích bảng số liệu. Kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận (Bảng 8.3) về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng. Kĩ năng đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam. Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên kinh tế xã hội với sự phát triển và phân bố nông nghiệp

11

Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp và thủy sản

1

– HS biết về vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ; các khu vực phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả về thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

– HS rèn kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ. Kĩ năng vẽ biểu đồ đường.

12

Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

1

-HS củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.

-HS rèn kĩ năng sử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ cụ thể là tính cơ cấu phần trăm, tính tốc độ tăng trưởng lấy gốc 100,0%. Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích.

13

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

– HS nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và đặc biệt là các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta .

– HS rèn kĩ năng đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên. Kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

14

Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

– HS hiểu được cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng . Nắm được tên của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. Biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta và hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

– HS biết đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp ,lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam. Xác định được một số trung tâm công nghiệp vị trí nhà máy điện và các mỏ than dầu khí.

15

Ôn tập

1

– HS củng cố, khắc sâu các kiến thức về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân số, sự gia tăng dân số, phân bố dân cư và các loại hình quần cư, lao động và việc làm. Cũng như đặc điểm kinh tế nước ta, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố và đặc điểm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

– HS rèn luyện thêm các kỹ năng về quan sát bản đồ, lược đồ. Phân tích bảng số liệu, biểu đồ. Vẽ biểu đồ cột, tròn, đường và miền.

16

Kiểm tra giữa kì

1

– Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học Địa lí Việt Nam.

+ Địa lí dân cư

+ Địa lí kinh

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

17

Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

1

– HS hiểu được thế nào là ngành dịch vụ, biết cơ cấu ngành dịch vụ hết sức phức tạp và ngày càng đa dạng. Hiểu được vai trò của ngành dịch vụ trong đời sống và sản xuất. Sự phân bố của các ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phân bố của các ngành kinh tế khác. HS biết được tên các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta .

– HS rèn kĩ năng làm việc với sơ đồ, kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích sự phân bố ngành dịch vụ.

18

Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

1

– HS hiểu đươc ý nghĩa của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển nền kinh tế. Thấy được bước phát triển của ngành đã có đầy đủ các loại hình vận tải. Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của các bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

– HS biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta . Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác.

19

Thương mại và dịch vụ du lịch

1

– HS nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch nước ta. Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội Và Thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại du lịch lớn nhất cả nước. Biết được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.

– HS rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích các biểu đồ Phân tích bảng số liệu

20

Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế

1

– HS củng cố các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta từ sau công cuộc đổi mới nền kinh tế.

– Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ theo miền và rút ra nhận xét qua biểu đồ.

21

SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

2

– HS hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí, một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội của vùng. Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.

– HS hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Nắm vững thế mạnh công nghiệp dựa trên điều kiện tự nhiên, Tài nguyên thiên nhiên của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

– HS xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên quan trọng. Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

22

Vùng đồng bằng sông Hồng

3

– HS hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí : một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư , xã hội của vùng, giải thích một số đặc điểm của vùng như đông dân, nông nghiệp thâm canh, cơ sở hạ tầng. Kinh tế xã hội phát triển .

– HS hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.Trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực.

– Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư . Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, là 2 trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Đồng bằng sông Hồng.

– HS đọc được lược đồ , kết hợp với kênh chữ để giải thích được một số ưu thế một số nhược điểm của vùng đông dân và một số giải pháp phát triển bền vững.

-HS phân tích được mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng xuất .Suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững

-Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn.

23

Vùng Bắc Trung Bộ

2

– HS hiểu được đặc điểm vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư , xã hội của vùng.Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh để lại cần khắc phục và triển vọng phát triển kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– HS biểu được so với các vùng kinh tế trong nước, vùng Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn. Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ

– HS xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên quan trọng, phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội

24

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

3

– HS biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa sườn Tây Nguyên với Biển Đông nơi có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đất nước.Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng Duyên hải miền Trung.

– HS hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế biển.

– Biết được sự chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế cũng như xã hội toàn vùng.

– Nắm được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ .

– HS nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng. Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề của vùng .

– Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ , phân tích bảng số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ .

25

Vùng Tây Nguyên

3

– HS hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí , quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội , an ninh quốc phòng, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư , xã hội của vùng. Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long.

– Hs biết về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của Đắk Lắk

– HS cần hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế – xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số TP’ như PlâyCu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt

– HS biết kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét giải thích một số vấn đề của vùng. Phân tích bảng số liệu.

-HS rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. Có kĩ năng viết và trình bày văn bản trước lớp.

26

Ôn tập

1

– HS biết tiềm năng phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ ,ĐBSH , BTB, Duyên hải NTB &Tây Nguyên .Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng , những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn . Biết hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng đã học

– HS có kỹ năng so sánh, vẽ biểu đồ đường, đọc biểu đồ

27

Kiểm tra cuối kì I

1

– Đánh giá kết quả học kì I của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

– Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề : Dân cư, kinh tế và các vùng kinh tế.

Kiểm tra ở cả ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

28

Vùng Đông Nam Bộ

3

Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế, xã hội.

+ Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát.

triển kinh tế, xã hội.

+ Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

29

Vùng đồng bằng song Cửu Long

3

Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế xã hội.

+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội.

+ Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng.

+ Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.

+ Nêu tên các trung tâm kinh tế lớn.

+ Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực vùng còn có thế mạnh về thủy, hải sản.

30

Ôn tập

1

– Giúp học sinh nắm bắt lại 1 số vấn đề , nội dung kiến thức quan trọng ở các bài học: vùng Đông Nam Bộ, ĐBSCL.

– Nhằm hệ thống hoá được kiến thức cơ bản, nắm vững, khắc sâu kiến thức sau khi đã học.

31

Kiểm tra giữa kì

1

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

– Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong vùng ĐNB, ĐBSCL.

32

Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo

3

Biết được các đảo và quần đảo lớn( tên, vị trí)

+ Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

+ Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức.

33

Địa lý tỉnh Đăk lăk

3

Nhận biết vị trí địa lí và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế – XH.

+ Nêu được giới hạn, diện tích.

+ Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vất, khoáng sản của tỉnh

( thành phố ). Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội

Trình bày được đặc điểm dân cư: Số dân, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.

+ Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong phát triển kinh tế – xã hội.

+ Trình bày được những đặc điểm chung của kinh tế địa phương.

34

Ôn tập

1

– HS củng cố lại các kiến thức đã học trong học kí 2: kinh tế vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế biển đảo và địa lí địa phương.

35

Kiểm tra cuối kì

1

– Đánh giá quá trình tiếp thu bài của học sinh qua nội dung kiến thức đã học về các khái niệm, tìm được các điểm giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu.

– Qua bài kiểm tra giáo viên đánh khả năng học tập của HS đến trong học kì đã đạt mức độ nào từ đó duy trì hay thay đổi phương pháp dạy học ở bài thi cuối học kỳ cho phù hợp.

36

Trả và chữa bài kiểm tra

1

– Sửa những lỗi cơ bản học sinh mắc phải trong quá trình làm bài kiểm tra.

– Củng cố lại kiến thức cho hs.

2. Kiểm tra đánh giá định kì.

Bài kiểm tra đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa học kì I

45 phút

Tuần 9

– Đánh giá kết quả học tập của HS trong thời gian qua.

– Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề : dân cư, lao động, việc làm, các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp

+ Kiểm tra ở cả 3 cấp độ: biết, hiểu và vận dụng

-Thái độ nghiêm túc, trung thực, tự giác khi làm bài

Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận (30,70)

Hoặc kiểm tra trắc nghiệm 100%

Cuối học kì I

45 phút

Tuần 18

– Đánh giá kết quả học tập của HS trong thời gian qua.

– Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề : ngành dịch vụ, các vùng kinh tế: TD&MNBB, ĐBSH, BTB, DHNTB.

+ Kiểm tra ở cả 3 cấp độ: biết, hiểu và vận dụng

-Thái độ nghiêm túc, trung thực, tự giác khi làm bài

Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận (30,70)

Hoặc kiểm tra trắc nghiệm 100%

Giữa học kì II

45 phút

Tuần 26

– Đánh giá kết quả học tập của HS trong thời gian qua.

– Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề : vùng Đông nam Bộ, vùng ĐB Sông Cửu Long.

+ Kiểm tra ở cả 3 cấp độ: biết, hiểu và vận dụng

-Thái độ nghiêm túc, trung thực, tự giác khi làm bài

Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận (30,70)

Hoặc kiểm tra trắc nghiệm 100%

Cuối học kì II

45 phút

Tuần 34

– Kiểm tra các kiến thức và kĩ năng cơ bản sau khi học xong các nội dung về các vùng ĐNB, vùng ĐBSCL, Phát triển tồng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, địa lí Đắk Lắk

– Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức cơ bản ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh nhằm diều chỉnh nội dung phương pháp học tập nhằm giúp đỡ học sinh kịp thời.

– Nghiêm túc, trung thực khi làm bài,

Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận (30,70)

Hoặc kiểm tra trắc nghiệm 100%

Phụ lục III: Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên

KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN

(Kèm theo Công văn số 5512 /BGDĐT-GDTrH ngày18tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG:THCS Trần Phú

TỔ: Văn- Sử- Địa- GDCD- Anh- Âm Nhạc- Mĩ Thuật.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA LÝ LỚP 9.

Năm học 2022–2023

1. Phân phối chương trình.

Cả năm: 35 tuần (53 tiết)

Học kì I: 18 tuần = 36 tiết

STT

Bài học

Số tiết

Thời điểm

Thiết bị dạy học

Địa điểm dạy học

Bổ sung, cập nhật, thay thế thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu.

1

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1

Tuần 1- Tiết 1

– Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam

– Tập sách “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc”

Phòng học trên lớp

2

Dân số và sự gia tăng dân số

1

Tuần 1- Tiết 2

Tranh ảnh trong sgk

Phòng học trên lớp

Năm 2019: 96,2 triệu người, ngày 3/8/2020: 97,3 triệu người.

Dân số VN đứng thứ 15 trên thế giới.

3

Giao nhiệm vụ TNST: Truyền thông về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9.

1

Tuần 2- Tiết 3

Giấy ro ki, bút lông

Phòng học trên lớp

4

Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1

Tuần 2- Tiết 4

– Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam

Phòng học trên lớp

mđds năm 2019: 290 người/km2

Tỉ lệ dân thành thị:34,4%.

5

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1

Tuần 3- Tiết 5

Lược đồ trong sách giáo khoa

Phòng học trên lớp

6

Thực hành :Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

1

Tuần 3- Tiết 6

Lược dồ sgk

Phòng học trên lớp

7

Báo cáo TNST: Truyền thông về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9

2

Tuần 4- Tiết 7,8

Phòng học trên lớp

8

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

1

Tuần 5- Tiết 9

Bản đồ hành chính việt nam

Phòng học trên lớp

9

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1

Tuần 5- Tiết 10

– Bản đồ địa lý tự nhiên VN

Phòng học trên lớp

10

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1

Tuần 6- Tiết 11

B /đồ nông nghiệp VN

Phòng học trên lớp

Năm 2018 VN xuất khẩu gạo đứng thứ 3 TG sau Ấn Độ và Thái Lan.

11

Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp và thủy sản

1

Tuần 6- Tiết 12

– Biểu đồ kinh tế chung VN

– Bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản

Phòng học trên lớp

2019: diện tích rừng: 29 nghìn ha, độ che phủ gần 42%.

Sản lương thủy sản: 3,78 triệu tấn, (khai thác biển đạt 1,43 triệu tấn, tăng 5,2%; khai thác nội địa đạt 86 ngàn tấn, tăng 1,8%). Nuôi trồng thủy sản ước đạt 1,92 triệu tấn, xuất khẩu gần 4 tỷ USD.

12

Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

1

Tuần 7- Tiết 13

– Compa, thước kẻ, bút, thước đo độ, máy tính- Phấn màu các loại,

-Bảng phụ

Phòng học trên lớp

13

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

Tuần 7- Tiết 14

– Biểu đồ địa chất khoáng sản VN(atlát)

Phòng học trên lớp

14

Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

Tuần 8- Tiết 15

– Biểu đồ công nghiệp VN

Phòng học trên lớp

15

Ôn tập

1

Tuần 8- Tiết 16

Phòng học trên lớp

16

Kiểm tra giữa kì

1

Tuần 9- Tiết 17

Phòng học trên lớp

18

Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

1

Tuần 9- Tiết 18

– Bđồ Giao thông VN

Phòng học trên lớp

19

Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

1

Tuần 10- Tiết 19

Bđồ du lịch (kt chung) VN

Phòng học trên lớp

20

Thương mại và dịch vụ du lịch

1

Tuần 10- Tiết 20

– Thước kẻ, phấn màu

Phòng học trên lớp

21

Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế

1

Tuần 11- Tiết 21

– Bản đồ dân cư và đô thị VN

– Các dạng biểu đồ

Phòng học trên lớp

22

SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

3

Tuần 11- Tiết 22

Tuần 12- Tiết 23

Thước kẻ, bút chì, bút màu, vở thực hành

Bđồ tự nhiên và kinh tế vùng Trung Du và M.núi B.Bộ, Át lát

Phòng học trên lớp

Dân số gần 13 triệu người, mật độ: 50 – 100 người/km2.

23

Vùng đồng bằng sông Hồng

3

Tuần 12- Tiết 24

Tuần 13- Tiết 25, 26

Thước kẻ, bút chì, bút màu, vở thực hành

Bđồ tự nhiên và kinh tế của vùng

Phòng học trên lớp

1/4/2019:

Dân số: 22.543607 người, MDDS: 1517 người trên km2

24

Vùng Bắc Trung Bộ

2

Tuần 14- Tiết 27, 28

Thước kẻ, bút chì, bút màu, vở thực hành

Bđồ tự nhiên và kinh tế của vùng

Phòng học trên lớp

Dân số: gần 14 triệu người ( 2019)

25

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

3

Tuần 15- Tiết 29, 30

Tuần 16- Tiết 31

Thước kẻ, bút chì, bút màu, vở thực hành

Bđồ tự nhiên và kinh tế của vùng

Phòng học trên lớp

Dân số: 10,4 triệu người (2019)

26

Vùng Tây Nguyên

3

Tuần 16- Tiết 32

Tuần 17- Tiết 33, 34

Thước kẻ, bút chì, bút màu, vở thực hành

Bđồ tự nhiên và kinh tế của vùng

Phòng học trên lớp

Dân số : 7,3 triệu người ( 2019)

27

Ôn tập

1

Tuần 18- Tiết 35

Phòng học trên lớp

28

Kiểm tra cuối kì

1

Tuần 19- Tiết 36

Phòng học trên lớp

Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết

STT

Bài học

Số tiết

Thời điểm

Thiết bị dạy học

Địa điểm dạy học

Bổ sung, cập nhật, thay thế thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu.

1

-Vùng Đông Nam Bộ. .

3

Tuần 19- Tiết 37

Tuần 20- Tiết 38

Tuần 21- Tiết 39

– Bản đồ tự nhiên và kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

– Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam

– Một số tranh ảnh vùng

– Át lát địa lí

Phòng học trên lớp

Dân số : trên 17 triệu người.(2019)

2

-Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3

Tuần 22- Tiết 40

Tuần 23- Tiết 41

Tuần 24- Tiết 42

– Bản đồ tự nhiên Việt Nam

– Lược đồ tự nhiên, kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phòng học trên lớp

Dân số gần 18 triệu người(2019)

3

Ôn tập.

1

Tuần 25- Tiết 43

– Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long

Phòng học trên lớp

4

Kiểm tra giữa kì

1

Tuần 26- Tiết 44

Phòng học trên lớp

5

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.

3

Tuần 27- Tiết 45

Tuần 28- Tiết 46

Tuần 29- Tiết 47

-Bản đồ biển đảo Việt Nam.

-Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam.

-Tranh ảnh về một số hoạt động đánh bắt nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, du lịch biển- đảo.

– Bản đồ tự nhiên Việt Nam

– Lược đồ H. 39.2 ( phóng to)

– Biểu đồ hình 40.1 ( phóng to)

Phòng học trên lớp

6

Chương trình địa phương:

Vị trí địa lí, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh ĐL

Đặc điểm dân cư, lao động và Kinh tế Đăk Lắk

Các ngành kinh tế và môi trường ĐL

3

Tuần 30- Tiết 48

Tuần 31- Tiết 49

Tuần 32- Tiết 50

– Bản đồ tự nhiên Việt Nam

– Bản đồ dân cư, kinh tế Đắk Lắk

– Một số tranh ảnh liên quan đến bài học

Phòng học trên lớp

7

Ôn tập cuối kì II.

1

Tuần 33- Tiết 51

-Bản đồ vùng ĐNB Và ĐBSCL

-Bản đồ biển-đảo Việt Nam.

-Các phiếu học tập.

Phòng học trên lớp

8

Kiểm tra cuối kì II.

1

Tuần 34- Tiết 52

GV chuẩn bị đề kiểm tra

Phòng học trên lớp

9

Trả và chữa bài kiểm tra cuối kỳII.

1

Tuần 35- Tiết 53

Phòng học trên lớp

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày…. tháng…. năm 20…

HIỆU TRƯỞNG
Ký và ghi rõ họ tên)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *