Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 28: Sự nở vì nhiệt giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 128, 129, 130, 131, 132 sách Chân trời sáng tạo.
Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 28: Sự nở vì nhiệt
Giải KHTN 8 Bài 28 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về sự nở vì nhiệt, công thức tính. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 28 Sự nở vì nhiệt mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 28: Sự nở vì nhiệt
Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 28 CTST
Câu 1
Tiến hành Thí nghiệm 1 và cho biết quả cầu có lọt qua vòng kim loại không trong các trường hợp sau:
a. Trước khi hơ nóng.
b. Sau khi hơ nóng.
c. Sau khi nhúng vào nước lạnh.
Trả lời:
a. Trước khi hơ nóng: quả cầu lọt qua vòng kim loại.
b. Sau khi hơ nóng: quả cầu không lọt qua vòng kim loại.
c. Sau khi nhúng vào nước lạnh: quả cầu lọt qua vòng kim loại dễ hơn so với trước khi hơ nóng.
Câu 2
Thí nghiệm 1, có thể rút ra kết luận gì?
Trả lời:
Kết luận: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Câu 3
Đề xuất một cách khác để quả cầu kim loại sau khi hơ nóng vẫn lọt qua vòng kim loại.
Trả lời:
Để quả cầu kim loại sau khi hơ nóng vẫn lọt qua vòng kim loại thì ta cần nung nóng vòng kim loại vì khi đó quả cầu và vòng kim loại đều nở ra nên có thể bỏ lọt quả cầu qua vòng kim loại.
Câu 4
Tiến hành Thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Hiện tượng gì xảy ra với băng kép khi hơ nóng?
b. Điều gì xảy ra với băng kép khi nó nguội trở lại?
c. Có thể rút ra kết luận gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
Trả lời:
a. Băng kép bị cong khi hơ nóng.
b. Băng kép trở về lại hình dạng ban đầu khi nó nguội trở lại.
c. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 5
Tiến hành Thí nghiệm 3 và cho biết mực nước trong ống thủy tinh thay đổi thế nào trong các trường hợp sau:
a. Đặt bình cầu vào chậu nước ấm.
b. Đưa bình cầu ra khỏi chậu nước ấm.
Trả lời:
a. Khi đặt bình cầu vào chậu nước ấm, mực nước trong ống thủy tinh dâng cao.
b. Khi nhấc bình cầu ra khỏi chậu nước ấm và đặt bình cầu lên bàn, mực nước trong ống thủy tinh hạ thấp xuống về mực nước ban đầu.
Câu 6
Lặp lại tương tự Thí nghiệm 3 nhưng sử dụng hai bình cầu đựng hai chất lỏng khác nhau: nước màu và dầu ăn. So sánh và kết luận về sự nở vì nhiệt của hai chất lỏng.
Trả lời:
– So sánh: Hai chất lỏng dâng cao khác nhau.
– Kết luận: Chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 28 CTST
Luyện tập 1
Vì sao khi đựng nước giải khát có gas trong chai, người ta không đổ đầy chai?
Trả lời:
Khi đựng nước giải khát có gas trong chai, người ta không đổ đầy chai để tránh tình trạng nắp chai bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
Luyện tập 2
Từ Bảng 28.1, hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Trả lời:
So sánh:
– Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
– Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.