Kinh tế 10 Bài 8: Tín dụng

Kinh tế 10 Bài 8: Tín dụng

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 50→53.

Bạn đang đọc: Kinh tế 10 Bài 8: Tín dụng

Giải Bài 8 Tín dụng trang 50→53 giúp các bạn học sinh nhận biết được khái niệm, các đặc điểm của tín dụng. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Tín dụng sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10: Tín dụng

    Trả lời câu hỏi phần Luyện tập

    Luyện tập 1

    Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

    A. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay trong đó người cho vay buộc người vay phải chấp nhận thời hạn cho vay và lãi suất phải trả do mình đặt ra.

    B. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay sẽ căn cứ vào uy tín, khả năng trả nợ, tài sản của bên vay để ra quyết định.

    C. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay không dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi suất.

    D. Trong quan hệ tín dụng, người vay vừa có quyền sở hữu, vừa có quyền sử dụng số tiền đã vay.

    Gợi ý đáp án

    – Đồng ý với các ý kiến:

    + B. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay sẽ căn cứ vào uy tín, khả năng trả nợ, tài sản của bên vay để ra quyết định.

    + D. Trong quan hệ tín dụng, người vay vừa có quyền sở hữu, vừa có quyền sử dụng số tiền đã vay.

    – Không đồng ý với các ý kiến:

    + A. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay trong đó người cho vay buộc người vay phải chấp nhận thời hạn cho vay và lãi suất phải trả do mình đặt ra.

    Bởi vì người cho vay và người vay có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng theo quy định của pháp luật

    + C. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay không dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi suất.

    Bởi vì tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi suất.

    Luyện tập 2

    Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

    Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống.

    – Dũng: Trong xã hội có người thừa vốn, người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Tín dụng sẽ giúp cho vốn được di chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu trong lúc chưa đủ tiền.

    – Cường: Tín dụng quan trọng vì thông qua huy động vốn, nó có thể tập hợp nhiều nguồn vốn nhỏ lẻ lại thành một nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

    – Mạnh: Tín dụng là hình thức những người có vốn sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.

    Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên? Vì sao?

    Gợi ý đáp án

    – Em đồng tính với ý kiến của Dũng, Cường.

    – Em không đồng tính với ý kiến của Mạnh. Bởi vì tín dụng không chỉ nhằm mục đích làm giàu cho bản thân mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, điều tiết kinh tế — xã hội quan trọng của Nhà nước, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.

    Luyện tập 3

    Em hãy cùng bạn chia sẻ những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng tiền mặt và việc sử dụng dịch vụ tín dụng.

    Gợi ý đáp án

    Ưu điểm

    Hạn chế

    Tiền mặt

    – Thanh toán nhanh chóng, không cần qua trung gian thanh toán.

    – Bảo mật thông tin cá nhân.

    – Do người sở hữu trực tiếp quản lý, không tốn kém các chi phí khác như phí duy trì tài khoản, phí sử dụng thẻ thường niên.

    – Giúp chủ động trong việc chi tiêu, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

    – Tiết kiệm thời gian và công sức để tìm kiếm nguồn tiền.

    – Giúp cho việc giữ tiền hiệu quả nếu có kế hoạch cụ thể.

    Tín dụng

    – Tính an toàn thấp, nguy cơ rủi ro, mất mát lớn.

    – Các cơ quan quản lý sẽ khó khăn trong việc xác định tính xác thực của các giao dịch.

    – Khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng thì sẽ mất một khoản phí khá cao.

    – Nếu bị mất thẻ tín dụng, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    – Tiền lãi cao hơn so với các hình thức khác.

    – Dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân khi mở thẻ.

    Luyện tập 4

    Em hiểu gì về “tín dụng đen”? Tại sao chúng ta không nên sử dụng dịch vụ “tín dụng đen”?

    Gợi ý đáp án

    – Tín dụng đen: là một hình thức tín dụng cho vay nặng lãi, đây là loại hình phi chính thức không được pháp luật công nhận, không thông qua các đơn vị, tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động tín dụng.

    – Không nên sử dụng dịch vụ “tín dụng đen” bởi vì:

    + Lãi suất rất cao: Từ 100% đến 360%/năm tùy theo số tiền vay mượn. Người vay dễ trở thành con nợ với số tiền khổng lồ nếu không tìm hiểu kĩ.

    + Chủ cho vay thường là cá nhân hoặc tổ chức mà pháp luật không cấp phép.

    + Gây nên hậu quả nghiêm trọng với dòng lưu thông tiền tệ của xã hội, ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình nếu không có khả năng chi trả.

    Trả lời câu hỏi phần Vận dụng

    Vận dụng 1

    Em hãy tìm hiểu và viết bài thu hoạch về ưu, nhược điểm của các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng.

    Gợi ý đáp án

    Tín dụng Ngân hàng:

    Ưu điểm

    Hạn chế

    Tín dụng góp phần giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa nhà đầu tư và nhà tiết kiệm.

    Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng phương pháp tài chính và phương pháp tín dụng.

    Thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế.

    Tín dụng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa bên cho vay và bên đi vay.

    Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng tài sản của Ngân hàng cho người đi vay, trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi.

    Phải đủ lớn để hấp dẫn người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn.

    Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro.

    Vận dụng 2

    Em hãy lập kế hoạch và tổ chức một buổi toạ đàm về vai trò của tín dụng đối với việc hỗ trợ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương nơi em sinh sống.

    Gợi ý đáp án

    Tọa đàm “Vai trò của tín dụng đối với việc hỗ trợ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương”

    – Mở đầu:

    + Giới thiệu khách mời.

    + Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng, hổ trợ học sinh khó khăn các vấn đề về vai vốn ở địa phương.

    – Nội dung chính:

    + Phổ biến thông tin về tín dụng là gì? Các hình thức tín dụng.

    Tín dụng: quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi suất.

    Các hình thức tín dụng: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng…

    + Cung cấp thông tin tín dụng, các tổ chức tín dụng để người dân vai vốn.

    + Cung cấp thông tin về “tín dụng đen”, giúp người dân tranh xa hình thức “tín dụng đen”.

    – Kết thúc:

    + Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.

    + Kết luận buổi tọa đàm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *