Giải Lịch sử lớp 6 Bài 12: Nhà nước Văn Lang giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều trang 57, 58, 59, 60, 61.
Bạn đang đọc: Lịch Sử 6 Bài 12: Nhà nước Văn Lang
Soạn Lịch sử 6 Bài 12 Cánh diều giúp các em nắm được sự ra đời của nhà nước Văn Lang, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 12 Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Soạn Sử 6 Bài 12 Nhà nước Văn Lang
Trả lời câu hỏi phần Kiến thức mới Sử 6 Bài 12
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
Câu hỏi 1
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
Hãy xác định phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang trên lược đồ hình 12.2
Gợi ý đáp án
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang.
Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang: Chủ yếu ở lưu vực các sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
Dựa vào sơ đồ hình 12.3, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang
Gợi ý đáp án
Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
- Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu
- Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.
- Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.
=> Nhận xét:
Nhận xét 1
nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
Nhận xét 2:
Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia – dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Câu hỏi:
Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Dựa vào các hình 12.7 và 12.8 đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Gợi ý đáp án
Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ:
- Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn
- Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước
- Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…
Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:
- Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát…
- Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng…
- Chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập vận dụng Sử 6 bài 12
Câu 1
Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét
Gợi ý đáp án
=> Nhận xét: Mặc dù nhà nước Văn Lang còn rất sơ khơi nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đất nước ta sau này.
Câu 2
Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó.
Gợi ý đáp án
Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nhất với tục nhuộm răng đen.
Nhuộm răng là một trong những phong tục xưa của nhiều dân tộc ở Đông Á, như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và miền Nam Trung Quốc.
Theo các truyện cổ tích Việt Nam thì từ hàng nghìn năm trước người Việt đã có tục nhuộm răng. Theo truyền thuyết Việt Nam tục này đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu.
Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, tục này mới giảm mà dần dần mất hẳn.
Câu 3
Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ?
Gợi ý đáp án
Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ:
- Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày lễ tết
- Tục thờ cúng tổ tiên, một số nơi thờ cúng các vị thần.
- Nông nghiệp gắn liền với nghề trồng lúa nước
- Chôn người chết, ăn trầu, xăm hình
- Thuật luyện kim, làm gốm….