Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong đoạn trích Cái chết của con Mực

Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong đoạn trích Cái chết của con Mực

Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong đoạn trích Cái chết của con mực mang đến bài văn mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách viết bài văn hay.

Bạn đang đọc: Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong đoạn trích Cái chết của con Mực

Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong đoạn trích Cái chết của con Mực

Cái chết của con Mực là truyện ngắn hay của Nam Cao kể về số phận của một con chó. Chính vì có nhiều tật xấu trong người nên con chó này đã được người ta định ngày giết, nhưng may mắn thay có nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao mời các bạn cùng theo dõi.

Nét đặc sắc nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong Cái chết của con Mực

“Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình” đó là nhận định của độc giả Hà Minh Đức về Nam Cao. Đúng vậy! Nam Cao luôn thể hiện cái tôi ngông của bản thân, với đặc trưng viết truyện ngắn đồng thời ông cũng nói lên quan điểm sáng tác qua chủ đề và nghệ thuật của truyện “cái chết của con Mực”, có thể nói từng câu từng chữ đối với tác phẩm đã đi cùng những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt của Nam Cao để tạo nên những thành công đáng kể cho tác phẩm này.

Truyện ngắn “cái chết của con Mực” kể về số phận của một con chó, được mọi người gọi với tên là Mực. Chính vì có nhiều tật xấu trong người nên con chó này đã được người ta định ngày giết, nhưng may mắn thay có nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Nhưng rồi ngày giết thịt cuối cùng cũng tới, người ta lấy con Mực ra giết thịt để ăn mừng sự trở về sau nhiều năm xa nhà của người con trai tên Du. Và rồi chính Du là người được giao việc giết thịt nó, là một người sở hữu lòng yêu thương con vật tình cảm của Du dành cho con Mực cũng vậy, nhưng vì muốn bản thân là một con người mạnh mẽ trong mắt mọi người, đặc biệt muốn có tinh thần như bao người xung quanh nên anh cũng đã đồng tình để giết Mực. Nhưng sau đó mực bị bắt giết anh lại hối hận và nghẹn ngào khóc.

Một tác phẩm thành công là một tác phẩm chứa đựng vô vàn tâm huyết của tác giả. Bởi vậy Nam Cao như đang bày tỏ nỗi niềm của ông đến với loài vật vậy, ta thấy hình ảnh cậu Vàng phải bán đi vì thiếu thốn nợ nần qua truyện “Lão Hạc”, đến với “Cái chết của con Mực ta thấy hình ảnh con Mực phải giết thịt vì sức mạnh của cá nhân không chiến thắng được sức mạnh của tập thể. Có lẽ Nam Cao đang hiện thực hóa số phận của những con vật, một số phận rẻ rúng, một số phận bi thảm bởi cuộc đời chỉ gói gọn trong những vòng xoáy của xã hội.

Đọc một chữ ta cảm được sự độc lập của cốt truyện, nhưng khi đọc từng câu từng chữ trong “Cái chết của con Mực” lại thấy những liên kết sâu sắc đến nỗi khiến trái tim con người phải lay động. Lay động vì niềm thương cảm cho số phận của con Mực khi được đón nhận trong một ngôi làng với quan niệm mang tính tập quán cổ hủ, lay động vì sự nhu nhược của một cá nhân trước sức mạnh của tập thể. Đồng thời Cái chết của con Mực cũng là phương diện để phản ánh giá trị của bản thân trước sức mạnh của xã hội, đặc biệt là một xã hội đề cao tập quán. Cũng chính lối sống đó đã đưa loài người vào cạm bẫy của xã hội, họ sẵn sàng từ bỏ giá trị cốt lõi của bản thân để theo đuổi cái nhìn của người khác. Họ không muốn người khác xem thường, họ bắt chước theo sức mạnh của người khác để rồi sau những biến cố mà họ tự áp đặt cho bản thân vượt quá giới hạn để tìm lại sự hoàn lương cho con người mình.

Bởi chủ đề và nghệ thuật luôn là yếu tố song hành để tạo nên một tác phẩm có hồn, cái “hồn” đó đã được Nam Cao thổi theo làn gió đi đến trái tim của độc giả bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc và nhân đạo. Ngòi bút đấy không chỉ chinh phục trái tim độc người đọc, tác giả còn chinh phục nhận thức của mỗi cá nhân bằng nghệ thuật đối lập khi phản ánh sức mạnh tình thương của một cá nhân không thể chiến thắng quan niệm cổ hủ của một tập thể. Chính tác giả cũng từng nói rằng: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những đau khổ kia thoát từ những kiếp lầm than”, quả thật là như vậy! Nam Cao không lừa dối độc giả, Nam Cao còn cho thấy những nét chân thực những cái nhìn chính diện về phía nhân vật qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Tác giả như đang mở ra một bản hòa thanh trong chính tác phẩm của mình vậy, không những là sự kết hợp hài hòa mà ẩn sâu trong đó còn chứa đựng những nỗi niềm chưa được giãi bày ra trong Nam Cao nói riêng và tác phẩm “Cái chết của con Mực” nói chung.

Có thể trước đó bản thân Nam Cao là một nhà văn, nhưng sau tác phẩm “Cái chết của con Mực” chúng ta có thể nhìn Nam Cao với hào quang của một người nghệ sĩ. Ông không chỉ đem đến một chủ đề mang tính nhân văn vô cùng lớn mà chung một ánh hào quang đó là sự tỏa sáng của nghệ thuật sử dụng một cách linh hoạt tài tình vì vậy chừng đó yếu tố đã cho ta thấy cái mới mẻ trong văn chương của Nam Cao là vô cùng lớn. Đồng thời tác phẩm cũng là một bài học cuộc sống khuyên con người ta cần có lòng nhân ái, sống kiên định luôn giữ vững lập trường và bảo vệ lí lẽ trong bản thân mỗi chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *