Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2024 – 2025 giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá 5 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Hóa học lớp 12.

Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Qua đó, thầy cô dễ dàng nhận xét chi tiết từng nội dung, từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể sẽ góp phần cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 12 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2024 – 2025 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Phiếu góp ý SGK Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

    BẢN GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    Môn: Ngữ văn; Lớp: 12
    Bộ sách: Kết nối tri thức và cuộc sống

    Tên bài học

    Nội dung các văn bản Đọc hiểu

    Phần Tiếng việt

    Phần viết

    Đề nghị

    Học kì 1 1.Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết

    Văn bản 1: Xuân tóc đỏ cứu quốc

    Câu hỏi thiên về khai thác thể loại, phù hợp

    Văn bản 2: Nỗi buồn chiến tranh.

    Ý kiến: Câu hỏi thiên về phân tích nội dung, chưa kết nối tri thức ngữ văn

    Nói mỉa, Nghịch ngữ. Ý kiến: Phù hợp, có kết nối phần đọc

    – Viết văn nghị luận: So sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

    Phần Văn bản đọc:Tăng cường câu hỏi thuộc thể loại ở văn bản 1

    – Phần Viết: Chọn hai ngữ liệu tham khảo gần gũi, có học

    2. Bài 2: Những thế giới thơ

    – Văn bản 1: Cảm Hoài

    – Văn bản 2: Tây Tiến

    Văn bản 3: Đàn ghi ta của Lorca

    Thực hành: Tu từ trong thơ

    Ý kiến: phù hợp

    So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ

    Ý kiến: Phù hợp

    – Văn bản đọc: Phần Tri thức Ngữ văn chỉ nêu biểu tượng và phong cách trong thơ, nên thêm những yếu tố khác mới rõ thế giới thơ, phù hợp câu hỏi sau đọc

    3.Bài 3:Lập luận trong văn bản nghị luận

    _- Văn bản 1: Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc

    Hệ thống câu hỏi chủ yếu về phân tích nội dung, chưa kết nối tri thức ngữ văn

    – Văn bản 2: Năng lực sáng tạo

    Hệ thống câu hỏi ổn, làm rõ phần tri thức ngữ văn

    -Văn bản 3: Mấy ý nghĩ về thơ

    Ý kiến: Phù hợp

    Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ

    Ý kiến: Có kết nối văn bản đọc

    Văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

    Ý kiến: Phù hợp

    -Đọc: Bổ sung hệ thống câu hỏi của văn bản 1, lấy kĩ năng thao tác lập luận làm trọng tâm

    4. Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kí

    Văn bản 1: Hải khẩu linh từ

    Ý kiến: Hệ thống câu hỏi có kết nối chặt chẽ với tri thức về truyện Truyền kì

    Văn bản 2: Muối của rừng

    Ý kiến: Hệ thống câu hỏi nghiên về phân tích tác phẩm, chưa kết nối tri thức ngữ văn

    Nghệ thuật điển cố trong tác phẩm văn học

    Ý kiến: Có kết nối với văn bản đọc

    -Viết văn nghị luận về vay mượn, cải biên, sáng tạo trong tác phẩm văn học

    Ý kiến: Dễ lệch sang kiểu nhạy tác phẩm, mất sự đột phá, dấu ấn cá nhân

    – Viết: Đổi thành kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm văn xuôi

    -Văn bản 2: Có thể chọn tác phẩm khác, có nhiều yếu tố tâm linh, kì ảo

    5.Bài 5: Tiếng cười của hài kịch

    Văn bản 1: Nhân vật quan trọng

    Ý kiến: Hệ thống câu hỏi chưa toát lên tri thức ngữ văn

    Văn bản 2: Quẫn (Lộng Chương)

    Ý kiến: phù hợp

    – Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên, xã hội

    Ý kiến: học sinh 12 khó có điều kiện hoàn thành bài chất lượng

    – Đọc: Văn bản 1 đã học về hiện thực trào phúng (Xuân Tóc Đỏ cứu quốc), có thể đổi thể loại hài kịch sang bi kịch

    Học Kì 2

    6. Bài 6: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi

    Văn bản 1: Tác giả Hồ Chí Minh

    – Văn bản 2: Tuyên ngôn độc lập

    Văn bản 3: Mộ

    Văn bản 4: Nguyên tiêu

    – Văn bản 5: Trò lố hay Varen và Phan Bội Châu

    Ý kiến: Văn bản 2 và 3 nghiên về phân tích thơ, chưa kết nối tri thức ngữ văn. Hệ thống câu hỏi các văn bản khác ổn

    Một số biện pháp tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận

    Ý kiến: phù hợp

    Viết báo cáo kết quả các bài tập dự án

    Ý kiến: Phần kết nối với văn bản đọc chưa rõ

    – Nhan đề Bài 6 không thống nhất với cách đặt nhan đề cho các bài khác trong bộ sách, sáp nhập với Bài 9 thì hợp lí hơn

    – Phần đọc:Văn bản 2 và 3 bổ sung hệ thống câu hỏi cho phù hợp với phần Tri thức Ngữ văn

    – Phần Viết: Viết văn nghị luận bàn luận về vai trò của Văn học, nghệ thuật trong đời sống (Kiểu đề lí luận văn học)

    7. Bài 7: Sự thật trong tác phẩm kí

    Văn bản 1: Nghệ thuật băm thịt gà

    Văn bản 2: Bước vào đời

    Ý kiến: Hệ thống câu hỏi hai văn bản phù hợp mục tiêu

    Thực hành: ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

    Viết: Bàn về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

    -Không có đề nghị

    8. Bài 8: Dữ liệu trong văn bản thông tin

    Văn bản 1: Parama

    Văn bản 2: Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

    Văn bản 3: Đời Muối

    Ý kiến: Văn bản 2 hệ thống câu hỏi nghiên về phân tích nội dung chưa có tính kết nối tri thức ngữ văn

    Văn bản 1 và 3 ổn

    -Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

    Ý kiến: Nhan đề tiếng việt nêu tác dụng của phần thực hành tiếng việt này không phải nêu mục tiêu thực hành nên không phù hợp. Nhan đề không sát mục tiêu cần đạt

    – Viết thư trao đổi về công việc hoặc vấn đề đáng quan tâm

    Ý kiến: Phù hợp

    Nhan đề bài 8: Thêm một số yếu tố văn bản thông tin vào nhan đề bài 8(Dữ liệu, cách trình bày, yếu tố hình thức trong văn bản thông tin)

    – Phần đọc: Bổ sung câu hỏi theo yêu cầu cần đạt của văn bản thông tin của văn bản 2

    Thực hành Tiếng Việt: Đổi nhan đề: Các cách trích dẫn trong tạo lập văn bản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

    9. Bài 9: Văn học và cuộc đời

    Văn bản 1: Vội vàng

    Văn bản 2: Trở về

    – Văn bản 3: Hồn Trương Ba, Da hàng thịt

    Ý kiến: Phù hợp tri thức ngữ văn, mục tiêu

    Thực hành Tiếng việt: Giữ gìn và phát triển Tiếng Việt

    Ý kiến: Phù hợp

    Viết bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội

    Ý kiến: Phù hợp

    – Sáp nhập bài 9 và bài 6, hoặc sắp xếp gần nhau, vì Tri thức ngữ văn của Bài 9 nói về quan điểm sáng tác, tiêu chí đánh giá tác phẩm văn học, giá trị của tác phẩm văn học, trùng với vai trò soi đường của văn học trong Bài 6

    Phiếu góp ý SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức

    SỞ GDĐT…….
    TRƯỜNG THPT……
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ……, ngày 5 tháng 12 năm 2023

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    Môn: Lịch sử; Lớp: 12

    Họ tên giáo viên tham gia góp ý: …………….

    Chức vụ: Giáo viên

    Đơn vị công tác: THPT………

    Nội dung góp ý:

    Tên sách: Kết nối tri thức với cuộc sống – Tên nhà xuất bản: NXB Giáo dục

    Tên bài Trang/
    dòng
    Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
    BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC 7 Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét Bỏ Dòng 8 đã nêu sự cần thiết thành lập tổ chức quốc tế
    BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 9 …sự đối đầu giữa một bên là Mỹ đứng đầu Liên Xô… xã hội chủ nghĩa …sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ về mục tiêu chiến lược Nhấn mạnh sự đối lập về mục tiêu chiến lược của 2 khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
    BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 17 Tác động của sự sụp đổ trật tự 2 cực Ianta, dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh kết thúc, hai năm sau trật tự Ianta mới hoàn toàn sụp đổ Thông tin chưa chính xác
    BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 17 Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của trật tự hai cực Ianta. Bỏ câu 1 phần luyện tập. Thêm vào câu hỏi: Em hãy trình bày tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam. Trùng lặp với câu hỏi ở mục 1. Giúp cho học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, liên hệ thực tế.
    BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 38 Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề, nạn đói chưa được khắc phục, hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ Khó khăn nước ta trước Cách mạng tháng Tám bên cạnh tàn dư chế độ cũ, hậu quả nặng nề nhất là nạn đói, dốt
    BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 39 Thiếu các thông tin về các sự kiện như: vì sao có Hiệp ước Hoa – Pháp? Thiếu chủ trương của Đảng, thiếu nội dung Hiệp định Sơ bộ, thiếu Tạm ước Cần viết rõ ràng nội dung Để học sinh hiểu được sự sáng suốt, linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
    BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 47 Dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ Dưới sự chỉ huy của “cố vấn” Mỹ Từ cố vấn này là theo nghĩa bóng để chỉ một lực lượng đứng ở phía sau, chứ không phải là cố vấn theo nghĩa đen.
    BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 48 Mỹ và quân đội Sài Gòn Mỹ và quân đội Sài Gòn vẫn do Mỹ cung cấp vũ khí và trang thiết bị chiến đấu hiện đại. Trong các loại hình chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều do Mỹ cung cấp các vũ khí và trang thiết bị chiến đấu.
    BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 46 Bắc Ái (Ninh Thuận) Bác Ái Sai tên địa danh
    BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 44 Đây là loại hình chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn,… Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ để tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam
    BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 60 Câu hỏi 2 phần Luyện tập và vận dụng Câu hỏi chưa ổn:
    – Nội dung của câu hỏi này trùng lắp lại các câu hỏi đã hỏi ở trang 56, 57, 58.
    – Ý nghĩa của 3 cuộc đấu tranh này tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có điểm khác nhau nên ở bảng câu hỏi cột ý nghĩa cần tách riêng để từ đó khái quát lại điểm điểm giống và khác nhau về mặt ý nghĩa
    Chưa ổn về nội dung
    Bài 15: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH 92 2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Thêm hình ảnh hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ở nước ngoài Bảng tóm tắt thông tin quá nhiều chữ, dễ gây quá tải kiến thức cho học sinh. Đồng thời làm cho các em dễ phát sinh tâm lý nhàm chán, sợ học vì quá nhiều thông tin cùng sự kiện. Thêm kênh hình ảnh để dễ dàng thu hút khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh.

    Người góp ý
    (Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)​

    Phiếu góp ý SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

    SỞ GDĐT…….
    TRƯỜNG THPT……
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ……, ngày 5 tháng 12 năm 2023

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    Môn: ĐỊA LÍ; Lớp: 12

    Họ tên giáo viên tham gia góp ý: …………….

    Chức vụ: Giáo viên

    Đơn vị công tác: THPT………

    Nội dung góp ý:

    Tên sách: Kết nối tri thức với cuộc sống – Tên nhà xuất bản: NXB Giáo dục

    Tên bài Trang/
    dòng
    Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
    1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 4 Phần giới hạn lãnh thổ. Diện tích phần đất liền và đường biên giới quốc gia với 3 nước (Lào, Campuchia, Trung Quốc). Cần đưa vào các điểm cực Bắc, Đông, Tây, Nam và xã, huyện, tỉnh tương ứng với các điểm tọa độ. Cần phải lấy con số chính xác đến hàng đơn vị (km2 đối với diện tích và km đối với đường biên giới quốc gia), không thể gần hoặc hơn. Vì là lãnh thổ của 1 quốc gia nên cần chính xác.
    Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 8 II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, KT – XH và an ninh quốc phòng. Thêm hình ảnh minh họa thực tế. Kênh hình ảnh sẽ giúp học sinh hiểu bài và ghi nhớ tốt hơn.
    Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 14, 15 3. Sông ngòi
    4. Đất và sinh vật.
    Thêm hình ảnh minh họa thực tế. Kênh hình ảnh sẽ giúp học sinh hiểu bài và ghi nhớ tốt hơn.
    Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 10 Đổi tên hình 2.1 và hình 2.2. Gió mùa Đông Nam Á. Đổi tên thành Gió mùa châu Á. Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á đặc trưng, không phải gió mùa Đông Nam Á, Đông Nam Á chỉ là khu vực chịu tác động của gió mùa.
    Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ môi trường 29 Chỉ có kênh chữ. Bổ sung bảng số liệu thể hiện sự suy giảm, hình ảnh một vài động vật, thực vật bị tuyệt chủng hay có nguy cơ tuyệt chủng. Minh chứng rõ ràng cho nội dung.
    Bài 6. Dân số Việt Nam 32 Biểu đồ kết hợp (cột và đường) mốc chia khoảng cách năm không đánh dấu mốc các năm. Mốc chia khoảng cách năm trên trục. Mốc chia khoảng cách năm trên trục tung cần đánh dấu rõ mốc ở các năm.
    Bài 10. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 46 Biểu đồ miền chưa có mũi tên ở đầu 2 trục. Vẽ mũi tên ở đầu 2 trục. Chưa có mũi tên ở đầu 2 trục.
    Bài 14, 18. Thực hành 72 Hình 16.1- Biểu đồ cơ cấu ngành điện. Nên bổ sung 1 biểu đồ cơ cấu điện Việt Nam trước năm 2000. Để học sinh thấy được sự thay đổi trong cơ cấu ngành điện.
    Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp 49, 56 Như nội dung sách giáo khoa. Cần cô động lại kiến thức hoặc gom gọn lại. Thông tin quá nhiều khiến học sinh quá tải.
    Bài 15.Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 67 Tên biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2010 và 2021. Tên biểu đồ: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2010 và 2021. Biểu đồ thể hiện của năm 2010 và 2021 có bán kính khác nhau.

    Người góp ý
    (Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)​

    Góp ý sách giáo khoa lớp 12 môn Tiếng Anh – Global success

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    Môn: SGK Tiếng Anh 12

    Họ tên giáo viên tham gia góp ý:………………………………

    Chức vụ:………………………………………………………………

    Đơn vị công tác:……………………………………………………..

    Nội dung góp ý: Sách Tiếng Anh 12 Global success

    Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

    a. Ưu điểm:

    + Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

    + Cấu trúc sách dễ sử dụng, có nhiều hình ảnh thật dùng để minh họa và giới thiệu ngữ liệu.

    + Câu hỏi bài tập phù hợp với đa số học sinh trong tỉnh, gần gũi với mức độ nhận thức học sinh.

    + Sách trình bày đẹp, hình ảnh sắc nét như sách ngoại văn.

    + Bộ sách giáo khoa có kèm theo các tài liệu và nguồn tài nguyên khác giúp cho GV và HS tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập.

    + Giáo viên chỉ cần khai thác kiến thức trong SGK là có thể dạy học được.

    b. Nhược điểm:

    + Nội dung một số bài khó, dài hơi khó làm việc cặp, nhóm, khó phát huy hết toàn bộ học sinh tham gia vào bài dạy.

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Unit 4

    55

    Viết biểu đồ đường kẻ

    Thay thế

    Khó cho học sinh

    Phiếu góp ý SGK Hóa học 12 Kết nối tri thức

    Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………

    Đơn vị công tác: Trường THPT……………………………………………………………………

    NỘI DUNG GÓP Ý

    BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 10, 11

    Nội dung và hình thức đảm bảo, không góp ý gì thêm

    Bài 12: Đại cương về polymer

    51,52,56,65

    Poly phenol formaldehyde)

    Poly (phenol-formaldehyde)

    Đồng bộ với poly (urea- formaldehyde)

    Bài 12: Đại cương về polymer

    53,61,66

    Lưu huỳnh

    Sulfur hay S

    Đồng bộ với SGK 11

    Bài 12: Đại cương về polymer

    55

    Monomer: là những phân tử nhỏ

    Bỏ dấu hai chấm

    Không phù hợp

    Bài 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26

    Nội dung và hình thức đảm bảo, không góp ý gì thêm

    Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

    131

    Đồng

    Bạc

    Cu

    Ag

    Đồng bộ với chương trình mới

    Chương 6: Đại cương về kim loại

    87-107

    Nhôm

    Sắt

    Đồng

    Chì

    Kẽm

    Natri

    Thủy ngân

    Bạc

    Al

    Fe

    Cu

    Pb

    Zn

    Na

    Hg

    Ag

    Đồng bộ với chương trình mới

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *