Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Giáo dục thể chất năm 2024 – 2025 giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo.
Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Giáo dục thể chất (3 bộ sách)
Với những lời nhận xét, góp ý môn Giáo dục thể chất 9 chi tiết từng nội dung, từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể sẽ góp phần cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 – 2025 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 9 môn Ngữ văn, Lịch sử – Địa lí, Công nghệ 9. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Giáo dục thể chất năm 2024 – 2025
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn GDTC Cánh Diều
TRƯỜNG THCS …………..
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 MÔN GDTC
Bộ sách: Cánh diều
Họ và tên:…………………………
Đơn vị công tác: Trường THCS……………………..
Nội dung góp ý:
Tên bài | Trang/Dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa |
Lý do đề nghị |
Bài 1: Củng cố kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát | 11 | Cách xác định VĐV về đích | Chuyển nội dung sang Bài 2: Củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng và về đích | Phù hợp nội dung tên bài học |
Bài 2: Củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng và về đích | 16 | Chạy nâng cao đùi tại chỗ cự li 15-20 giây | Chạy nâng cao đùi tại chỗ 15-20 giây | Sai từ ngữ |
………….., ngày… tháng… năm….. | |
NGƯỜI GÓP Ý
(Ký tên) |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn GDTC Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS …………..
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 MÔN GDTC
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Họ và tên:…………………………
Đơn vị công tác: Trường THCS……………………..
Nội dung góp ý:
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 1: Củng cố kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát |
Trang 9 |
Khởi động chung: Chạy chậm 1-2 vòng quanh sân tập,…. |
Cụ thể vòng sân bao nhiêu mét (200m) |
Chưa cụ thể |
Bài 2: Kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm) |
Trang 21 |
Trò chơi khởi động (thử tài khéo léo) |
Lăng bóng bằng hai tay qua vạch chuẩn |
Dùng vợt lăng bóng hoặc chân (do động tác dùng tay lăng bóng sẽ cúi người dễ xảy ra té ngã không an toàn cho học sinh). |
Bài 3: Phối hợp các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng |
Trang 24 |
Trò chơi khởi động (lò cò nhanh) |
Thay đổi hai đội xuất phát cùng vị trí |
Dễ quan sát hai đội khi thực hiện |
Chủ đề Thể dục AEROBIC |
Trang 48 |
Nội dung cả chủ đề |
Thay đổi chủ đề bằng một môn thể thao |
Gần giống và trùng với chủ đề bài tập thể dục |
NGƯỜI GÓP Ý
(Ký tên) |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn GDTC Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS …………..
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 MÔN GDTC
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Họ và tên:…………………………
Đơn vị công tác: Trường THCS……………………..
Nội dung góp ý:
Tên bài |
Trang/Dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 2: Củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng và về đích |
Trang 19 dòng 13 |
Thực hiện: khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội nhanh chóng di chuyển đến sọt bóng |
Thực hiện: khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội nhanh chóng di chuyển ( chạy ) đến sọt bóng |
Chưa cụ thể |
Bài 2: Củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng và về đích |
Trang 19 dòng 15 |
Sau đó chạy nhanh về cuối hàng, bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã trở về và vượt qua vạch xuất phát |
Sau đó chạy nhanh về cuối hàng, bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã trở về và vượt qua vạch xuất phát và thực hiện giống bạn trước đó di chuyển từng quả bóng sang sọt không có bóng. Cứ thế toàn đội thực hiện cho đến người cuối cùng. |
Chưa cụ thể |
Bài 2: Củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng và về đích |
Trang 40 dòng 9 |
Di chuyển đến vạch đích(hình 2) |
Di chuyển vòng qua nấm trở về vượt qua vạch xuất phát. |
Chưa cụ thể |
Bài 2: Củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng và về đích |
Trang 40 dòng 11 |
Bạn tiếp theo chỉ thực hiện khi bạn trước đã vượt qua vạch đích |
Bạn tiếp theo chỉ thực hiện khi bạn trước đã quay về và vượt qua vạch xuất phát |
Chưa cụ thể |
NGƯỜI GÓP Ý
(Ký tên) |
Phiếu góp ý SGK Giáo dục thể chất 9 Chân trời sáng tạo theo tiêu chí
UBND TỈNH …………
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………., ngày……. tháng…… năm 2024
GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 NĂM HỌC 2024 – 2025
TÊN SÁCH: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tác giả: TRỊNH HỮU LỘC (Tổng Chủ biên) – LƯU TRÍ DŨNG (Chủ biên)
– LÊ MINH CHÍ – NGUYỄN TRUNG KIÊN – NGUYỄN THIÊN LÝ
– LÊ PHƯỚC THẬT – NGUYỄN THỊ THUỶ TRÂM – PHẠM THÁI VINH
Tiêu chí |
Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương |
|
1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn |
Hệ thống kiến thức, kĩ năng, bài tập vận động và môn thể thao được lựa chọn thiết kế nên nội dung của SGK có những ưu điểm sau: – Thông dụng, phổ cập với đặc điểm vùng miền, gần gũi với văn hoá và truyền thống của địa phương, được đông đảo HS yêu thích và thường xuyên luyện tập. – Là những môn thể thao đã trở thành phong trào luyện tập của nhân dân và HS trong tỉnh, huyện. – Là những môn thể thao mà nhiều HS trong các nhà trường đã nhiều lần đạt giải trong Hội khoẻ Phù Đổng của ngành giáo dục. |
1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,…). |
– Nội dung các bài tập vận động, môn thể thao phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng miền; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương. – Yêu cầu về dụng cụ, thiết bị và dụng cụ sân bãi phù hợp với điều kiện hiện có của phần lớn các nhà trường. |
1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. |
Sách được biên soạn gồm 3 phần, 8 chủ đề (Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất, chạy cự li ngắn, nhảy cao kiểu nằm nghiêng, chạy cự li trung bình, bài tập thể dục, thể dục Aerobic, bóng đá, bóng rổ) và 18 bài học có tính mở. – Có tác dụng phát huy vai trò chuyên môn của đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho giáo viên có thể vận dụng, tích hợp các môn thể thao truyền thống của địa phương để nâng cao chất lượng các giờ học nói riêng và hiệu quả GDTC nói chung. – Giáo viên và nhà trường có thể chủ động bổ sung, thay thế nội dung dạy học bằng các môn thể thao có tính truyền thống, các trò chơi dân gian của địa phương. |
1.4. Sách giáo khoa có giá thành hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. |
Sách có giá thành phù hợp với kinh tế của người dân địa phương và có thể sử dụng lâu dài. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục |
|
2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương, thể hiện qua các minh chứng: Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. |
– Phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo của đa số giáo hiện hiện có của các nhà trường. – Giáo viên có thể tham gia giảng dạy mà không phải bồi dưỡng chuyên môn hoặc tập huấn chuyển đổi. – Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động vận động phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục, cho phép phát huy có hiệu quả việc dạy và học nhằm phát triển năng lực học sinh. – Cấu trúc nội dung thuận lợi để giáo viên và nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm trình độ thể lực của học sinh. |
2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống. |
– Nội dung của sách, cấu trúc các chủ đề thuận lợi cho việc tích hợp các mặt giáo dục: Giáo dục phẩm chất, năng lực chung và các năng lực đặc thù của lĩnh vực GDTC. – Hệ thống các bài tập vận động phong phú, giáo viên có thể tích hợp với nhiều loại hình kiến thức và kĩ năng khác nhau trong quá trình tổ chức thực hiện. – Nội dung các môn thể thao có tác dụng trực tiếp rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động, trình độ thể lực của học sinh, giúp học sinh sớm hoàn thiện các kĩ năng vận động thiết yếu của cuộc sống. – Có tác dụng trang bị cho học sinh các bài tập vận động để tự luyện tập hàng ngày. |
2.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh. |
Nội dung SGK không chỉ có tác dụng trực tiếp hình thành, phát triển năng lực vận động, trình độ thể lực của học sinh mà còn giúp giáo viên và nhà trường: – Đánh giá được những biểu hiện cơ bản của các phẩm chất chủ yếu, trình độ thể lực, năng lực vận động của HS. – Tình trạng sức khoẻ, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn thể lực theo các tiêu chí của Bộ GD&ĐT. |
2.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…) của địa phương. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm. |
Nội dung của SGK kế thừa chương trình GDTC 2006 vì vậy: – Phù hợp với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. – Dụng cụ và thiết bị có thể dễ dàng bổ sung tại địa phương, các nhà trường có thể chủ động trang bị hoặc tự chế tạo. |
KẾT LUẬN
– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /…… (100%)
– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT–BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Giáo dục thể chất 9 – Chân trời sáng tạo do Lưu Trí Dũng (Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.