Soạn bài Bưu thiếp trang 61

Soạn bài Bưu thiếp trang 61

Soạn bài Bưu thiếp giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 61, 62, 63, 64, 65.

Bạn đang đọc: Soạn bài Bưu thiếp trang 61

Nhờ đó, các em biết cách phân biệt ng/ngh, iu/ưu, g/r, nói và đáp lời chào hỏi, viết lời xin lỗi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Bưu thiếp – Tuần 7 của Bài 2 chủ đề Ông bà yêu quý theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Bưu thiếp Chân trời sáng tạo

    Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Bưu thiếp

    Nói với bạn điều em thấy trong tấm bưu thiếp dưới đây:

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    Gợi ý trả lời:

    Trong tấm bưu thiếp, em thấy đó là bưu thiếp của bạn Minh Châu gửi cho ông bà nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi.

    Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Bưu thiếp

    Bài đọc

    Bưu thiếp

    Em có thể tự làm bưu thiếp gửi tặng người thân nhân dịp sinh nhật hoặc nhân ngày lễ, tết theo hướng dẫn dưới đây:

    1. Chuẩn bị: giấy bìa màu, kéo, thước, bút,…

    2. Cách làm:

    • Bước 1: vẽ hình dạng bưu thiếp theo ý thích, cắt theo đường đã vẽ.

    • Bước 2: trang trí và viết chữ Chúc mừng hoặc Thân tặng vào mặt ngoài tấm bưu thiếp.

    • Bước 3: trang trí, viết lời chúc mừng vào mặt trong của tấm bưu thiếp.

    Em có thể làm bưu thiếp theo cách của mình.

    Nếu người thân ở xa, em có thể gửi bưu thiếp qua đường bưu điện.

    Nguyễn Thị Hương

    Câu 1

    1. Để làm bưu thiếp em cần chuẩn bị những gì?

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    2. Nêu các việc cần làm ở bước 2 và bước 3.

    3. Có thể đảo trật tự bước 1 và bước 2 được không? Vì sao?

    4. Mặt trong của tấm bưu thiếp bao gồm những nội dung gì?

    Gợi ý trả lời:

    1. Để làm bưu thiếp em cần chuẩn bị: giấy, bìa màu, kéo, thước, bút

    2. Các việc cần làm ở bước 2 và bước 3:

    • Trang trí và viết chữ Chúc mừng hoặc Thân tặng vào mặt ngoài tấm bưu thiếp
    • Trang trí, viết lời chúc mừng vào mặt trong tấm bưu thiếp

    3. Không thể đảo trật tự bước 1 và bước 2 được vì sau khi cắt hình dạng tấm bưu thiếp rồi mới có thể vẽ trang trí.

    4. Mặt trong của tấm bưu thiếp bao gồm: ngày tháng, lời nhắn gửi, kí tên và địa chỉ người nhận.

    Câu 2

    a) Nhìn – viết: Ông tôi

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    b) Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh:

    Con gì bốn vó

    Ngực nở bụng thon
    Rung rinh chiếc bờm
    Phi nhanh như gió?
    (Là con gì?)

    Con gì ăn cỏ

    Đầu nhỏ chưa sừng
    Cày cấy chưa từng
    Đi theo trâu mẹ?
    (Là con gì?)

    Con gì có cổ khá dài
    Giống như con vịt, có tài kêu to
    Chân có màng, mắt tròn xoe
    Khi ngã xuống nước chẳng lo bị chìm.
    (Là con gì?)

    (c) Chọn chữ hoặc vần phù hợp với mỗi :

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    Gợi ý trả lời:

    a) Nhìn – viết: Ông tôi

    b) Giải đố:

    • Con ngựa
    • Con nghé
    • Con vịt

    c) trìu mến, dịu dàng, ưu điểm

    rõ ràng, gòn ghẽ, ríu rít

    Câu 3

    Tìm từ ngữ chỉ người thân xếp vào hai nhóm

    a) Họ nội:

    b) Họ ngoại:

    M: ông nội

    M: ông ngoại

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    Gợi ý trả lời:

    • Họ nội: ông nội, bà nội, bác, chú, thím, anh, chị, em,..
    • Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, anh, chị, em,…

    Câu 4

    Đặt 1-2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.

    Gợi ý trả lời:

    Cậu em là một ca sĩ, cậu hát rất hay!

    Câu 5

    Đóng vai để nói lời chào phù hợp với từng trường hợp sau:

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    Gợi ý trả lời:

    – Tranh 1:

    + Em chào chị ạ!

    + Em chào chị! Em đi học về rồi ạ!

    Tranh 2:

    + Cháu chào ông bà ạ!

    + Cháu chào ông bà ạ! Cháu về thăm ông bà đây ạ!

    – Tranh 3:

    + Con chào bố ạ!

    + Con chào bố ạ! Bố đi làm về rồi ạ!

    Câu 6

    a) Đọc lời các nhân vật trong tranh.

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    b) Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời xin lỗi trong từng trường hợp sau:

    • Trong lúc đùa nghịch, em làm một bạn bị ngã.
    • Em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của ông bà.

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    c) Viết lời xin lỗi em vừa nói ở bài tập b.

    Gợi ý trả lời:

    a) Đọc lời các nhân vật trong tranh.

    b) Trong lúc đùa nghịch, em làm một bạn bị ngã:

    • Tớ xin lỗi, tớ vô ý quá! Cậu có sao không?
    • Lần sau tớ sẽ chú ý hơn. Cậu tha lỗi cho tớ nhé?

    Em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của ông bà:

    • Cháu xin lỗi ông, cháu lỡ tay làm đổ ấm pha trà.
    • Mong ông tha lỗi cho cháu. Cháu hứa lần sau không tái phạm nữa ạ.

    Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Bưu thiếp

    1. Đọc một bài thơ về gia đình.

    a) Chia sẻ về bài thơ đã đọc

    b) Viết vào phiếu đọc sách những gì em đã chia sẻ.

    Soạn bài Bưu thiếp trang 61

    2. Chia sẻ với bạn những điều em viết trong bưu thiếp tặng người thân.

    Gợi ý trả lời:

    1. Gia đình hạnh phúc

    Xuân qua én cũng đi qua
    Niềm vui ở lại với ta suốt đời
    Công thành danh toại rạng ngời
    Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban.

    Đâu là hạnh phúc thế gian
    Có Cha có Mẹ muôn vàn yêu thương
    Con cái hiếu thảo bốn phương
    Vui lòng Cha Mẹ vượt tường khổ đau.

    Hạnh phúc ơi đến mau mau
    Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
    Gia đình là lộc bởi trời
    Con cái là lộc trong người Mẹ Cha.
    – Trần Thiên Ân-

    • Tên bài thơ là: Gia đình hạnh phúc.
    • Tác giả: Trần Thiên Ân
    • Hình ảnh em thích: Con cái hiếu thảo bốn phương. Vui lòng Cha Mẹ vượt tường khổ đau.

    2. Trong bưu thiếp gửi bà ngoại, em viết lời nhắn hè này sẽ về thăm ngoại và gửi thèm một bức ảnh biển rất đẹp.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *