Soạn bài Chuyện cây, chuyện người (trang 30)

Soạn bài Chuyện cây, chuyện người (trang 30)

Soạn bài Chuyện cây, chuyện người Tiếng Việt 2 Cánh diều tập 2 giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc Mùa lúa chín, Chiếc rễ đa tròn trang 30, 31, 32, 33.

Bạn đang đọc: Soạn bài Chuyện cây, chuyện người (trang 30)

Soạn Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32, 33 Cánh Diều trước khi đến lớp giúp các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Chuyện cây, chuyện người sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Soạn bài Chuyện cây, chuyện người sách Cánh diều

    Soạn bài Chuyện cây, chuyện người phần Chia sẻ

    Quan sát các hình ảnh dưới đây :

    Soạn bài Chuyện cây, chuyện người (trang 30)

    Câu 1

    Sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm.

    Gợi ý đáp án

    Thứ tự các hình ảnh được sắp xếp theo quá trình từ lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch thành và được nấu thành cơm là:

    e – g – d – b – c – a.

    Câu 2

    Nghe bài hát: Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng)

    Soạn bài đọc 1: Mùa lúa chín trang 31

    Đọc hiểu

    Câu 1

    Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?

    Gợi ý đáp án

    Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được tác giả so sánh với biển vàng và tơ kén.

    Câu 2

    Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.

    Gợi ý đáp án

    Trong khổ thơ 2, hình ảnh đồng lúa chín được nhờ thơ ví von rằng lúa biết đi và nói chuyện rầm rì như những người nông dân chăm chỉ. Đây là một hình ảnh vô cùng đẹp mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên cánh đồng mùa lúa chín.

    Câu 3

    Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

    Gợi ý đáp án

    Câu thơ nói lên nỗi vất vả của người nông dân trong đoạn thơ là:

    Như đeo nặng
    Giọt mồ hôi
    Của bao người
    Nuôi lớn lúa…

    Câu 4

    Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?

    Gợi ý đáp án

    Những từ ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín là: nghe và hát

    Luyện tập

    Câu 1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào các nhóm thích hợp: thóc, gặt, cấy, gạo, cánh đồng, đập, gánh, nương, rẫy.

    a) Từ chỉ nơi trồng lúa.

    b) Từ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa.

    c) Từ ngữ chỏ sản phẩm từ cây lúa.

    Gợi ý đáp án

    Các từ ngữ được chia vào nhóm thích hợp sau:

    a) Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy.

    b) Từ ngữ chỉ hoạt động kiên quan đến cây lúa: gặt, cấy, đập, gánh.

    c) Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: thóc, gạo.

    Câu 2. Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.

    Gợi ý đáp án

    Đặt câu:

    • Cánh đồng lúa rộng mênh mông, bát ngát.
    • Thời tiết nắng chang chang, các bác nông dân vẫn đang gặt lúa.
    • Hạt gạo là thành quả lao động vất vả của người nông dân.

    Bài viết 1

    Câu 1. Nghe – viết: Mùa lúa chín (2 khổ thơ đầu)

    Câu 2. Tìm chữ thích hợp vào ô trống để hoàn thành mẩu chuyện dưới đây: chữ c hay k, chữ ng hay ngh?

    Quả sồi nhỏ nằm dưới đất. Nó ao ước được ở trên …ao để …ắm trăng sao, …e gió rì rào kể chuyện. Nó nhờ ông sồi già đưa nó lên …ành cao. Ông sồi bảo:

    – Cháu hãy tự mọc rễn nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một …ây sồi cao lớn.

    Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

    Gợi ý đáp án

    Quả sồi nhỏ nằm dưới đất. Nó ao ước được ở trên cao để ngắm trăng sao, nghe gió rì rào kể chuyện. Nó nhờ ông sồi già đưa nó lên cành cao. Ông sồi bảo:

    – Cháu hãy tự mọc rễn nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một cây sồi cao lớn.

    Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

    Câu 3. Tìm các tiếng:

    a) Băt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

    – Kêu lên vì vui mừng.

    – Nói sai sự thật.

    – Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây.

    b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã, có nghĩa như sau:

    – Ngược lại với thật.

    – Ngược lại với lành (hiền).

    – Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường.

    Gợi ý đáp án

    a) r, d hoặc gi:

    – Kêu lên vì vui mừng: reo hò.

    – Nói sai sự thật: nói dối.

    – Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây: gieo hạt.

    b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã:

    – Ngược lại với thật: giả

    – Ngược lại với lành (hiền): hung dữ

    – Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: hẻm

    Câu 4. Tập viết.

    Soạn bài đọc 2: Chiếc rễ đa tròn trang 33

    Đọc hiểu

    Câu 1. Khi thấy chiếc dễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ đã nói gì với chú cần vụ?

    Gợi ý đáp án

    Khi thấy chiếc dễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ đã nói gì với chú cần vụ rằng: ” Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!”

    Câu 2. Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

    Gợi ý đáp án

    Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa vì Bác muốn cây đa sẽ giúp ích cho sau này.

    Câu 3. Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?

    Gợi ý đáp án

    Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.

    Câu 4. Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò gì đến bên cây đa ấy?

    Gợi ý đáp án

    Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chui qua chui lại dưới vòng lá của cây đa.

    Luyện tập

    Câu 1. Hãy nói lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ:

    a) Cuộn chiếc rễ đa…

    b) Đóng hai cái cọc xuống đất…

    c) Buộc…

    d) Vùi…

    Gợi ý đáp án

    Cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ:

    a) Cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn.

    b) Đóng hai cái cọc xuống đất làm khung tựa cho cây.

    c) Buộc nó tựa vào hai cái cọc đó.

    d) Vùi hai đầu rễ xuống đất.

    Câu 2. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

    a) Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.

    b) Nhiều năm sau, chiếc rễ đa thành một cây đa con.

    c) Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

    Gợi ý đáp án

    Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? là:

    a) Sau khi tập thể dục.

    b) Nhiều năm sau.

    c) Lúc đó.

    Bài viết 2

    Câu 1. Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh mà em thích.

    Soạn bài Chuyện cây, chuyện người (trang 30)

    Gợi ý đáp án

    Hoạt động của nạn nhỏ trong bức tranh số 1 là:

    – Bạn nhỏ đang tưới nước cho hoa.

    – Vẻ mặt của bạn tràn ngập niềm vui.

    – Những chậu hoa bạn nhỏ tưới thật rạng rỡ và tươi đẹp.

    – Bức tranh số 1 có thể đặt tên là: Hoa và bé.

    Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 – 5 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong bức tranh mà em thích.

    Gợi ý đáp án

    Gợi ý 1

    Mỗi buổi sớm ban mai, nghe tiếng chim ríu rít bên của sổ và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc, khuôn mặt xinh xắn của bạn nhỏ ấy lại rạng ngời vẻ hạnh phúc. Chẳng bao giờ bạn có thể quên tưới nước cho cây thêm nhanh lớn, tươi tắn mỗi ngày. Những chậu hoa nhỏ xinh kia đang dần nở ra những bông hoa xinh đẹp. Những bông hoa có sắc màu từ vàng, hồng hay đỏ. Bạn nhỏ yêu hoa vô cùng, nó như người bạn luôn lắng nghe tâm sự của bé.

    Gợi ý 2

     Bạn nhỏ trong tranh đang tưới nước cho những chậu hoa xinh đẹp. Bạn nhỏ vô cùng thích thú khi được tưới nước cho những bông hoa ấy. Được nhận những giọt nước tươi mát, những bông hoa xinh đua nhau khoe sắc. Mỗi cây hoa lại có những màu sắc khác nhau, trông vô cùng đẹp mắt.

    Gợi ý 3

     Trong bức tranh, Nam và Tuấn đang cùng nhau trồng cây. Cái cây bé xíu có những chiếc lá nhỏ xanh xanh. Sau khi trồng cây xuống đất, hai bạn nhỏ đóng những chiếc cọc thẳng đứng để giữ cho cây không bị đổ. Dù phải làm việc nhưng hai bạn vẫn vui tươi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *