Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

Soạn bài Chuyện quả bầu giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 119, 120, 121.

Bạn đang đọc: Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Chuyện quả bầu- Tuần 33 của Bài 27 chủ đề Việt Nam quê hương em theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Chuyện quả bầu Kết nối tri thức với cuộc sống

    Soạn bài phần Đọc – Bài 27: Chuyện quả bầu

    Khởi động

    Dựa vào tên bài và tranh minh họa, hãy đoán xem câu chuyện nói về điều gì?

    Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

    Gợi ý trả lời:

    Câu chuyện nói về các dân tộc được sinh ra từ quả bầu.

    Bài đọc

    CHUYỆN QUẢ BẦU

    Ngày xưa có vợ chồng nọ đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi xin tha, họ thương tình tha cho nó.

    Để trả ơn, dúi bảo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh. Họ nói với bà con nhưng chẳng ai tin. Nghe lời dúi, họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó. Vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.

    Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu.

    Một hôm, đi làm nương về, họ nghe tiếng cười đùa từ gác bếp để quả bầu. Thấy lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ bèn lấy que dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra. Người Khơ Mú ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.

    Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

    (Theo Truyện cổ Khơ Mú)

    Từ ngữ:

    – Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, Sống trong hang đất.

    – Nương: đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông.

    – Tổ tiên: những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.

    Trả lời câu hỏi

    1. Con dúi nói với hai vợ chồng điều gì?

    2. Nhờ đâu hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ?

    3. Kể lại những sự việc kỳ lạ xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?

    4. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

    a. Giải thích về nạn lũ lụt hàng năm.

    b. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên nước ta.

    c. Nêu cách phòng chống thiên tai, lũ lụt.

    Gợi ý trả lời:

    1. Con dúi xin hai vợ chồng thương tình tha cho.

    2. Nhờ có con dúi nên hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt.

    3. Những sự việc kỳ lạ xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt:

    • Người vợ sinh ra một quả bầu.
    • Một hôm đi làm về, họ nghe thấy tiếng cười bên gác bếp từ quả bầu.

    4. Theo em, câu chuyện nói về: b. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên nước ta.

    Luyện tập theo văn bản đọc

    1. Viết tên 3 dân tộc trong bài đọc.

    2. Kết hợp các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm.

    Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

    Gợi ý trả lời:

    1. Tên 3 dân tộc trong bài đọc: Ê-đê, Ba-na, Kinh.

    2. Kết hợp các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm:

    • Sấm chớp ầm ầm
    • Cây cỏ héo vàng
    • Mặt đất vắng tanh

    Soạn bài phần Viết – Bài 27: Chuyện quả bầu

    1. Viết chữ hoa: Ôn các chữ hoa.

    Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

    Trả lời:

    Ôn lại các chữ hoa đã học A, M, N kiểu 2.

    2. Viết ứng dụng: Muôn người như một.

    Trả lời:

    Viết chữ hoa M đầu câu, chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

    Soạn bài phần Nói và nghe – Bài 27: Chuyện quả bầu

    1. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh.

    2. Sắp xếp các tranh theo thứ tự câu chuyện.

    Chuyện quả bầu

    Soạn bài Chuyện quả bầu (trang 119)

    3. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

    Gợi ý trả lời:

    1. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh:

    • Tranh 1: Nghe lời dúi, họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó. Vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.
    • Tranh 2: Dúi chỉ cho hai vợ chồng cách tránh lũ lụt
    • Tranh 3: Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra. Người Khơ Mú ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.
    • Tranh 4: Người vợ sinh ra quả bầu. Họ để quả bầu trên gác bếp.

    2. Sắp xếp các tranh theo thứ tự câu chuyện: 2 – 1 – 4 – 3

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *