Soạn bài Một năm ở tiểu học – Chân trời sáng tạo 6

Văn bản Một năm ở tiểu học sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Bạn đang đọc: Soạn bài Một năm ở tiểu học – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Một năm ở tiểu học – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Một năm ở tiểu học

Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Một năm ở tiểu học. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn văn 6: Một năm ở tiểu học

    Soạn bài Một năm ở tiểu học – Mẫu 1

    1. Tác giả, tác phẩm

    a. Tác giả

    – Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) quê ở Quảng Oai, Sơn Tây.

    – Ông là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

    b. Tác phẩm

    • Văn bản “Một năm ở tiểu học” trích trong chương IV, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê.
    • Tên văn bản do người biên soạn đặt.

    2. Đọc hiểu văn bản

    a. Hoàn cảnh gia đình của nhân vật tôi.

    – Khi cha mất: không ai nhắc nhở học hành, không ai kiềm chế.

    – Mẹ ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà và không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học. Chi trả tiền học, tiền bút, mực, sách vở cho hai anh em. Gặp chúng tôi lê la ở ngoài ngõ với trẻ hàng xóm thì quát tháo, bắt về liền, có khi quất nữa.

    – Bà: hiền từ, không quát mắng bao giờ, cứ đến bữa cơm lại đi gọi hai anh em “tôi” về.

    => Hoàn cảnh gia đình thiếu đi người cha, mẹ và bà luôn chăm chỉ, hiền từ vất vả nuôi nấng các con, các cháu.

    b. Tuổi thơ của nhân vật tôi

    – Không siêng năng học tập: Bỏ bê tận một niên khóa. Vẫn đi học đều, không trốn nhưng thường đi sớm về trễ vì đi chơi cùng bạn.

    – Những trò chơi vào mùa hè:

    • Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học.
    • Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ. Trẻ con bu quanh ngọn đèn, chạy nhảy, bắt cào cào, bươm bướm, dế, cả cà cuống.
    • Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu, leo lên những đống hàng hóng gió, nhìn tàu và thuyền đậu san sát. Nói chuyện láp, chơi hú tìm, đuổi bắt.
    • Đêm đêm nghe tiếng rao bánh giò mới về.
    • Các ngày nghỉ, chỉ ở nhà đúng bữa cơm còn lại thì ra ngõ hoặc đường Bờ Sông chơi với trẻ con trong xóm. Có đứa biết đọc chữ Quốc ngữ, lâu lâu chán chơi, lấy truyện ra ngồi đọc.

    – Mùa đông: Không ra đường được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe; hết một cuốn cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố Hàng Gai đổi cuốn khác.

    – Khi trưởng thành nghĩ lại:

    • Việc học: Đã bỏ phí nhiều, cảm thấy đáng tiếc.
    • Về thể chất, tính tình: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn, cảm thấy bản thân được lợi hơn.

    3. Hướng dẫn đọc

    Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục “Tri thức đọc hiểu” và hoàn tất các câu sau:

    (1) Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người tham dự.

    (2) Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của tác giả .

    (3) Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

    (4) Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả biểu cảm.

    Soạn bài Một năm ở tiểu học – Mẫu 2

    Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục “Tri thức đọc hiểu” và hoàn tất các câu sau:

    1. Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người tham dự.

    2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của tác giả.

    3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

    4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

    – Tóm tắt văn bản: Ngày nào, mẹ của tôi cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt. Bởi vì không biết chữ nên không thể kiểm soát được sự học của tôi. Đầu năm học, mẹ thường cho tôi rất nhiều tiền tiền mua bút mực, sách vở. Đến cuối năm chỉ hỏi chúng tôi có được lên lớp không, thế thôi. Khi cha qua đời, không còn người nhắc nhở nên tôi bỏ bê việc học một niên khóa. Tôi thường đi sớm nhưng về trễ, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tối muộn mới về nhà. Vào ngày nghỉ, tôi đi chơi suốt, đến bữa cơm bà gọi chúng tôi mới về. Mẹ bắt gặp chúng tôi bên ngoài liền quát mắng, bắt chúng tôi phải về ngay. Mùa đông, không ra đường chơi được, tôi mới ở nhà đọc truyện. Đến bây giờ nghĩ lại, một năm đó, tôi thấy tiếc vì bỏ phí rất nhiều về việc học nhưng về thể chất tính tình có lẽ lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn…

    Xem thêm: Tóm tắt văn bản Một năm ở tiểu học 

    Soạn bài Một năm ở tiểu học – Mẫu 3

    (1) Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về văn bản Một năm ở tiểu học.

    (2)

    a. Hoàn cảnh gia đình của nhân vật tôi.

    – Khi cha mất: không ai nhắc nhở học hành, không ai kiềm chế.

    – Mẹ ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà và không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học. Chi trả tiền học, tiền bút, mực, sách vở cho hai anh em. Gặp chúng tôi lê la ở ngoài ngõ với trẻ hàng xóm thì quát tháo, bắt về liền, có khi quất nữa.

    – Bà: hiền từ, không quát mắng bao giờ, cứ đến bữa cơm lại đi gọi hai anh em “tôi” về.

    => Hoàn cảnh gia đình thiếu đi người cha, mẹ và bà luôn chăm chỉ, hiền từ vất vả nuôi nấng các con, các cháu.

    b. Tuổi thơ của nhân vật tôi

    – Không siêng năng học tập: bỏ bê tận một niên khóa; vẫn đi học đều, không trốn nhưng thường đi sớm về trễ vì đi chơi cùng bạn.

    – Những trò chơi vào mùa hè:

    • Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học.
    • Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ. Trẻ con bu quanh ngọn đèn, chạy nhảy, bắt cào cào, bươm bướm, dế, cả cà cuống.
    • Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu, leo lên những đống hàng hóng gió, nhìn tàu và thuyền đậu san sát. Nói chuyện láp, chơi hú tìm, đuổi bắt.
    • Đêm đêm nghe tiếng rao bánh giò mới về.
    • Các ngày nghỉ, chỉ ở nhà đúng bữa cơm còn lại thì ra ngõ hoặc đường Bờ Sông chơi với trẻ con trong xóm. Có đứa biết đọc chữ Quốc ngữ, lâu lâu chán chơi, lấy truyện ra ngồi đọc.

    – Mùa đông: không ra đường được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe; hết một cuốn cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố Hàng Gai đổi cuốn khác.

    – Khi trưởng thành nghĩ lại:

    • Việc học: đã bỏ phí nhiều, cảm thấy đáng tiếc.
    • Về thể chất, tính tình: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn, cảm thấy bản thân được lợi hơn.

    (3) Kết bài

    Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Một năm ở tiểu học.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *