Soạn bài Tự đánh giá: Thẳm sâu Hồng Ngài – Cánh Diều 6

Văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 6: Tự đánh giá (trang 68), thuộc bộ sách Cánh Diều.

Bạn đang đọc: Soạn bài Tự đánh giá: Thẳm sâu Hồng Ngài – Cánh Diều 6

Soạn bài Tự đánh giá: Thẳm sâu Hồng Ngài – Cánh Diều 6

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình học tập môn Ngữ Văn. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 6: Tự đánh giá

    Soạn bài Tự đánh giá (trang 68)

    1. Tự đánh giá

    Đọc văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài trong SGK và thực hiện yêu cầu bên dưới:

    Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):

    1. Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản trên?

    A. Tác giả kể lại những gì đã thấy ở bản Hồng Ngài.

    B. Tác giả kể lại chuyến đi vất vả đến bản Hồng Ngài.

    C. Tác giả kể về những cây thảo quả ở bản Hồng Ngài.

    D. Tác giả kể về thời tiết và nhà cửa ở bản Hồng Ngài.

    2. Nhận xét nào sau đây nêu đúng tính chất du ký của văn bản này?

    A. Ghi lại một chuyến đi diễn ra chưa lâu mà mình đã trải qua

    B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ xa

    C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng

    D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ

    3. Câu nào chứa cảm xúc của người viết?

    A. Trời buông màn nhanh chóng sau rặng núi xa.

    B. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.

    C. Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này.

    D. Thời tiết ở vùng núi thay đổi nhanh không ngờ.

    4. Câu nào nói về tương lai của con đường đến bản Hồng Ngài?

    A. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài chưa hề có đường xe máy.

    B. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.

    C. Hồng Ngài xa xôi, dễ làm nản lòng tất cả những người muốn đến bản.

    D. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất.

    5. Văn bản nào sau đây cùng thể du ký với văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài?

    A. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

    B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)

    C. Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

    D. Sự tích Hồ Gươm

    6. Điểm giống nhau giữa các văn bản: Trong lòng mẹ, Thời thơ ấu của Hon-đa, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi và Thẳm sâu Hồng Ngài là gì?

    A. Đều là kể chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau

    B. Đều kế theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”

    C. Đều tập trung miêu tả hành động của các nhân vật

    D. Đầu có cốt truyện li kì và cách kể chuyện hấp dẫn

    7. Điểm khác nhau giữa văn bản Thẩm sâu Hồng Ngài so với hai văn bản Trong lòng mẹ và Thời thơ ấu của Hon-đa là gì?

    A. Kể lại chuyện xảy ra đối với chính người kể

    B. Kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”

    C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

    D. Kể lại chuyện có thật, có tính xác thực

    8. Câu nào sau đây có sử dụng từ mượn tiếng Pháp?

    A. Đường vào Hồng Ngài vất vả hơn những gì chúng tôi tưởng.

    B. Đôi chân đã muốn rời ra vì không biết đường tiếp theo phải đi về đâu.

    C. Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài.

    D. Những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả đã giành chỗ của những cánh đồng lúa.

    9. Từ “chân” trong câu “Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.” không cùng nghĩa với từ “chân” trong câu nào sau đây?

    A. Hơn hai tiếng đi bộ, đôi chân đã muốn rời ra. (Lam Linh)

    B. Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)

    C. Tôi phải thòng một chân qua khung xe… (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

    D. Nước ngập đến tận khoeo chân. (Nguyễn Thuy Anh)

    10. Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết 1 – 2 dòng nhận xét về con đường đến bản Hồng Ngài.

    Gợi ý: 

    1. A

    2. A

    3. C

    4. D

    5. B

    6. B

    7. C (Hai văn bản Trong lòng mẹ, Thời thơ ấu của Hon-đa đều kể về những chuyện đã diễn ra lâu – từ thời thơ ấu)

    8. C (Từ mượn: ki-lô-mét)

    9. B (chân – nghĩa chuyển, phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền)

    10.

    Con đường đến Hồng Ngài vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Không chỉ phải đi trên đoạn đường đất, hay con đường đang làm dở mà còn đi qua đoạn dốc dựng đứng của một con thác. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài vẫn di chuyển bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong tương lai, con đường đến với mảnh đất này sẽ được hoàn tất, việc di chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    2. Hướng dẫn tự học

    (1) Tìm hiểu thông tin về tác giả và thể loại của các đoạn trích đã học: thu thập các nguồn tư liệu khác nhau như bài viết, ảnh, video…

    (2) Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và một hồi ký khác viết về tuổi thơ mà em yêu thích để có thể giới thiệu với các bạn trong lớp.

    (3) Đọc thêm một số bài du ký về “du lịch sinh thái”, “du lịch miệt vườn”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *