Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một người mà em thường gặp (7 mẫu)

Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một người mà em thường gặp (7 mẫu)

Lập Dàn ý tả một người mà em thường gặp gồm 7 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng triển khai thành bài văn tả bác lao công, tả thầy giáo, tả cô giáo, tả chú công an, tả người hàng xóm,… thật hay

Bạn đang đọc: Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một người mà em thường gặp (7 mẫu)

Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một người mà em thường gặp (7 mẫu)

Sau khi lập được dàn ý tả một người mà em thường gặp, các em sẽ dựa vào đó để triển khai thành các ý vô cùng dễ dàng, đầy đủ những ý quan trọng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Dàn ý Tả người thân để có thêm vốn từ, viết bài văn tả người thật hay nhé.

Lập dàn ý tả một người mà em thường gặp lớp 5

    Dàn ý tả bác tổ trưởng dân phố

    1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: bác tố trưởng dân phố (bác Hưng, bác đã sáu mươi tuổi).

    2. Thân bài:

    a. Tả ngoại hình:

    • Vóc dáng: bác Hưng người tầm thước, tóc đã hoa râm, nước da ngăm ngăm đen.
    • Khuôn mặt: phúc hậu, đầy đặn, mắt bác đã có nhiều nếp nhăn, ánh lên tia nhìn vui vẻ, ấm áp.
    • Phục sức: ở nhà bác Hưng mặc đồ ngắn. Khi ra phố hoặc lúc có họp tổ dân phố, bác mặc đồ âu lịch sự.

    b. Tả hoạt động, tính cách:

    • Bác tổ trưởng tính tình hoạt bát, vui vẻ. Bác luôn hoà nhã, thân ái với mọi người.
    • Mỗi tháng một lần, bác tổ trưởng dân phố mời các gia đình họp để thông báo tình hình của khu phố, của phường.
    • Bác tổ trưởng là người nhân hậu, thường giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn (Bác động viên những gia đình giàu có góp công, góp của giúp đỡ nạn nhân bão lụt, gia đình nghèo, học sinh mồ côi, người già không nơi nương tựa.).

    3. Kết luận:

    Nêu tình cảm của em đối với bác tổ trưởng dân phố: quý mến, kính trọng.

    Dàn ý tả bác lao công

    1. Mở Bài

    • Giới thiệu về cô lao công mình định tả.

    2. Thân Bài

    a) Ngoại hình

    • Dáng người cô cân đối.
    • Làn da ngăm đen.
    • Khuôn mặt trái xoan.
    • Mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng.

    b) Trang phục

    • Cô mặc bộ quần áo màu xanh của công nhân vệ sinh môi trường, đội nón, đi giày.
    • Cô đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị xước xát.

    c) Hoạt động

    • Cô nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác vào xe đẩy để mang chúng đến nơi xử lí.
    • Cô làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa.

    3. Kết Bài

    • Bày tỏ tình cảm của bản thân với cô lao công ấy.

    Dàn ý tả cô giáo

    I. Mở bài

    • Giới thiệu về cô giáo.
    • Cô là người mẹ thứ hai của em.

    II. Thân bài

    1. Giới thiệu chung về cô giáo: tên, tuổi…

    2. Tả ngoại hình của cô

    • Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.
    • Mái tóc đen, dài xõa ngang vai.
    • Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
    • Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.
    • Nước da trắng trẻo.
    • Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
    • Bước đi uyển chuyển.
    • Giọng nói rõ ràng, rành mạch.

    3. Tính cách của cô

    • Hiền dịu
    • Nghiêm khắc…

    III. Kết bài

    Nêu cảm nghĩ về cô.

    • Cô giáo thật dễ thương, gần gũi.
    • Tình cảm dành cho cô giáo.

    >> Tham khảo: Dàn ý tả cô giáo

    Dàn ý tả thầy giáo

    1. Mở bài

    • Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.
    • Như người gieo nắng âm thầm và bền bỉ, thầy mang đến cho chúng em những hạt sáng của tri thức, đốt lên trong em ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Cảm ơn thầy, người thầy mà em yêu quý, thầy Thanh.

    2. Thân bài

    a) Giới thiệu chung

    • Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.
    • Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.

    b) Ngoại hình

    • Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.
    • Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đêm ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.
    • Em vẫn yêu quý nhất là nụ cười của thầy. Một nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
    • Đôi mắt thầy ngày càng yếu đi, nhìn học sinh không còn tinh tường như ngày nào song vẫn ẩn chứa cả một biển trời yêu thương, bao dung, che chở cho những đứa học trò còn nhỏ bé và thơ ngây.
    • Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ.

    c) Cách thầy dạy bài

    • Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
    • Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.
    • Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.

    3. Kết bài

    • Nêu cảm nghĩ của bản thân.

    >> Tham khảo: Dàn ý tả thầy giáo

    Dàn ý tả người hàng xóm

    I. Mở bài. Giới thiệu người định tả.

    • Cô Hoa ở cạnh nhà em là người gần gũi với gia đình em nhất. Em và cô thường gặp nhau để trò chuyện vào những buổi chiều.

    II. Thân bài

    • Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
    • Vóc người mảnh khảnh.
    • Dáng đi thong thả, nhẹ nhàng.
    • Thường mặc những bộ âu phục khi đi làm ở công sở.
    • Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
    • Mái tóc màu hạt dẻ, uốn lượn thả ngang lưng.
    • Đôi mắt to, sáng long lanh; hàng mi cong vút.
    • Mũi cao, rất hợp với đôi mắt đẹp của cô.
    • Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng nõn, đều đặn.
    • Đôi tay thon dài, làm việc nhanh nhẹn.
    • Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục.
    • Cô thường kể những chuyện vui ở cơ quan và ở gia đình cô cho em nghe.

    III. Kết bài

    • Cô Hoa là người giàu tình cảm, rộng lượng.
    • Em xem cô như người thân trong gia đình em.

    >> Tham khảo: Dàn ý tả người hàng xóm

    Dàn ý Tả chú công an

    1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?)

    2. Thân bài:

    a. Tả ngoại hình:

    • Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ…), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
    • Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
    • Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.

    b. Tả hoạt động, tính cách:

    • Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
    • Chú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
    • Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.
    • Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.

    3. Kết luận:

    • Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.

    >> Tham khảo: Lập dàn ý Tả chú công an

    Dàn ý tả cụ già gần nhà em

    1. Mở bài

    Giới thiệu người em thường gặp: Ngoài những người thân trong gia đình và các thầy cô, bạn bè trong lớp, còn một người em thường gặp làm em ấn tượng và rất yêu mến. Đó chính là ông Hai gần nhà em

    2. Thân bài

    a) Ngoại hình:

    • Ông năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng trông không hề già và khó tính chút nào. Ông là một cựu chiến binh thời chống Mĩ.
    • Ông có dáng người cao, gầy hay vận bộ quần áo màu đơn giản, nhất là màu xanh lục khi ở nhà.
    • Tóc ông không còn nhiều, những sợi còn lại đều đã bạc trắng vì những năm tháng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Nước da đen sạm đi vì dầm mưa dãi nắng. Gương mặt ông nhăn nheo, đầy vết chân chim. Mỗi khi ông cười, những vết nhăn lại xô lại, càng rõ rệt.
    • Đặc biệt, ông có một vết sẹo trên mặt: một vết sẹo ngày phía bên phải trán. Những ngày trở trời, nó lại nhức nhói. Nhưng nó cũng không làm cho chúng em sợ hãi, nó càng làm cho ông đẹp hơn. Vì nó cho thấy ông đã anh dũng chiến đấu, cống hiến hết mình vì mọi người, vì đất nước như thế nào.

    b) Tính cách:

    • Ông có sự nghiêm túc và quy củ của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông thức dậy và sinh hoạt luôn đúng giờ. Những kỉ vật thời kháng chiến: từ ống bi uống nước, chiếc áo, mũ cối, … đều được ông cất giữ như báu vật.
    • Ông cũng rất vui tính và hiền lành. Lũ trẻ con đều thích chơi với ông, vì ông có rất nhiều đồ ngày xưa và cả những câu chuyện thời chiến hấp dẫn chúng tôi.

    c) Tình cảm của em với người đó

    • Ngày nào cũng sang nhà để trò chuyện và chơi với ông. Vì các con ông đều đi làm ở thành phố nên ông ở nhà một mình, chắc sẽ rất buồn.
    • Ông kể chuyện em nghe, ông dạy em về lịch sử và cả những bài học về cuộc sống: biết “uống nước nhớ nguồn”, biết hi sinh mình vì mọi người, vì nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Ở với ông em thấy rất vui và thoải mái, em còn được học thêm nhiều thứ khác.
    • Những lúc em mắc lỗi, làm sai, em đều đến năn nỉ ông. Có lời nói của ông, bố mẹ lại dịu đi phần nào, và em lại được tha lỗi.

    3. Kết bài:

    • Ông như là người ông thứ hai, một người thầy, một người bạn lớn tuổi của em vậy. Thật vui vì có ông ở ngay bên cạnh. Em rất yêu quý và tôn trọng ông. Mong rằng ông có thể sống thật lâu, vui vẻ và hạnh phúc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *