Tập làm văn lớp 5: Lập chương trình hoạt động trang 32

Tập làm văn lớp 5: Lập chương trình hoạt động trang 32

Lập chương trình hoạt động trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách lập chương trình Hội trại 26/3, Thi nghi thức Đội, Tổ chức Triển lãm, Quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng thiên tai, Gặp gỡ và giao lưu học sinh các trường kết nghĩa hoặc với thiêu nhi quốc tế.

Bạn đang đọc: Tập làm văn lớp 5: Lập chương trình hoạt động trang 32

Tập làm văn lớp 5: Lập chương trình hoạt động trang 32

Đồng thời, thầy cô cũng có thể tham khảo để soạn giáo án Lập chương trình hoạt động – Tuần 21 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới, chuẩn bị thật tốt cho tiết Tập làm văn lớp 5 – Tuần 21.

Xây dựng chương trình công tác của liên đội

    Đề bài: Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học, ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau đây:

    1. Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 – 3).

    2. Thi nghi thức Đội.

    3. Triển lãm về các chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình, uống nước nhớ nguồn,…

    4. Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

    5. Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa hoặc với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt Nam.

    Em hãy lập chương trình cho một trong các hoạt động nói trên (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức).

    1. Hội trại Chúng em tiếp bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3)

    Bài mẫu 1

    I. Mục đích

    – Vui chơi, gắn bó thân mật với bạn bè, tập thể.

    – Ôn lại truyền thống của Đoàn, của Đội.

    Rèn luyện tính hoạt bát, nhanh nhẹn cho chúng em.

    II. Phân công chuẩn bị

    – Chương trình (lớp trưởng và lớp phó học tập).

    – Dụng cụ hội trại (tổ trưởng các tổ và lớp phó lao động, lớp phó văn thể mĩ).

    – Chương trình hội trại (lớp trưởng).

    – Chuẩn bị nhân sự cho các tiết mục vui chơi toàn trường (lớp phó văn thể mĩ).

    – Công tác hậu cần (thức ăn, đồ uống – 4 lớp phó và 4 tổ phó).

    III. Chương trình cụ thể

    – 6g00: Tập trung tại trường, điểm danh và Ban Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị.

    – 6g30ph – 8g: Tiến hành cắm trại.

    – 8g – 9g: Dọn vệ sinh, ăn nhẹ, chuẩn bị thể thao và văn nghệ, dự khai mạc trại.

    – 9g – 9g30ph: Ban Tổ chức chấm giải trại đẹp.

    – 9g30ph – 11g30: Dự hội thi thể thao: kéo co, nhảy bao bố.

    – 11g30 – 13g00: ăn trưa, nghỉ trưa.

    – 13g – 16g30ph: hội thi văn nghệ.

    – 16g 30ph – 17g: Tổng kết hội trại, nhố trại kiểm tra sĩ số.

    – 17g: tan trại.

    Bài mẫu 2

    CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC THEO ĐOÀN
    (Lớp ……, Trường Tiểu học ……..)

    I. Mục đích

    – Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26 – 3.

    – Tạo điều kiện để các Đội viên tham gia các hoạt động tập thể.

    II. Phân công chuẩn bị

    – Họp chi đội để phổ biến nội dung: Chi đội trưởng

    – Lều trại, dây buộc: Tổ 1 và tổ 2.

    – Dựng trại: Tổ 3.

    – Trang trí trại: Tổ 4.

    – Văn nghệ, trò chơi: Lớp phó Văn – Thể – Mĩ (Mỹ Vân) phụ trách, một số bạn khác.

    – Nước uống, bánh kẹo, hoa quả: Ngọc Nữ phụ trách và các bạn Anh, My, Nga, Hằng tham gia theo sự phân công của Ngọc Nữ.

    – Thuốc, dầu gió, bông, băng cá nhân: Xuân Dung và Hoài Nhân.

    III. Chương trình cụ thể

    1. Họp chi đội để phổ biến nội dung, kế hoạch Hội trại: tiết sinh hoạt trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.

    2. Tổ chức cắm trại chủ nhật ngày 23/3/2013.

    – 7 giờ: Học sinh tập trung về trường, kiểm tra quân số, dụng cụ chuẩn bị.

    – 7 giờ 30 phút: Nhận vị trí dựng trại, dự Khai mạc Hội trại.

    – 8 giờ đến 11 giờ: Dựng trại, tham gia trò chơi.

    – 11giờ 30 phút đến 14 giờ: Ăn trưa, nghỉ trưa.

    – 14 giờ đến 15 giờ: Ban giám khảo chấm trại.

    – 15 giờ đến 17 giờ: Văn nghệ.

    – 17 giờ đến 17 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường, nhổ trại.

    Bài mẫu 3

    CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC THEO ĐOÀN
    (Lớp 5A Trường Tiểu học Phan Đình Phùng)

    I. Mục đích

    • Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26/3.
    • Giúp các đội viên gắn kết và hiểu nhau hơn sau khi cùng tham gia hoạt động tập thể

    II. Phân công chuẩn bị

    • Họp phân công nhiệm vụ vào sáng ngày 10/3/2023
    • Nhóm phụ trách lều trại: Tổ 1, 2 và 3 (phụ trách dựng, trang trí và sắp xếp đồ đạc trong trại)
    • Nhóm văn nghệ: gồm các bạn thuộc đội văn nghệ của lớp (chuẩn bị ba đến bốn tiết mục văn nghệ để biểu diễn)
    • Nhóm hậu cần: Tổ 4 (phụ trách mua đồ ăn, nước uống, một số đồ y tế như bông băng thuốc đỏ…)

    III. Chương trình cụ thể

    1. Chiều ngày 15/3/2023 cả chi đội cùng họp để phổ biến cụ thể nội dung của buổi cắm trại.

    2. Tổ chức cắm trại chiều tối ngày 22/3/2023

    – Buổi chiều:

    • Học sinh tập trung, kiểm tra sỉ số, tập hợp các dụng cụ mang theo
    • Tham gia lễ khai mạc hội trại
    • Nhận vị trí dựng trại và bắt đầu dựng trại theo phân công
    • Tập trung cùng tham gia chơi trò chơi giữa các chi đội tham gia hội trại

    – Buổi tối

    • Ăn cơm tối và nghỉ ngơi tại trại
    • Ban giám khảo chấm điểm các trại dựa theo tiêu chí đã công bố
    • Các chi đội tập trung ở khu vực trống giữa hội trại để đốt lửa trại và biểu diễn văn nghệ
    • Tổng kết hội trại và bế mạc

    2. Thi nghi thức Đội

    Bài mẫu 1

    I. Mục đích:

    – Rèn luyện, giáo dục kĩ năng xây dựng đội hình Đội.

    Nắm vững nghi thức Đội.

    II. Công tác chuẩn bị:

    Tập luyện nghi thức Đội từ nhiều tuần trước:

    – Chào cờ Tổ quốc.

    – Tập hợp đội hình hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn.Chào.

    – Báo cáo về sĩ số, báo cáo đội hình.

    Nhận và triển khi đội hình theo lệnh thầy phụ trách.

    III. Chương trình cụ thể

    – Chào cờ.

    – Báo cáo sĩ số.

    Bốc thăm đề thi nghi thức.

    – Triển khai đội hình theo đề bốc thăm.

    Bài mẫu 2

    CHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI
    (Chi đội….., Trường …….)

    I. Mục đích

    – Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

    – Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.

    II. Phân công chuẩn bị

    – Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó.

    – Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền.

    – Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng.

    – Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng.

    – Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội.

    – Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)

    III. Chương trình cụ thể:

    1. Họp chi Đội để phổ biến nội dung, phân công nhiệm vụ: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.

    2. Thi nghi thức Đội của chi đội: Chiều ngày 18/3/2013.

    – 14 giờ đến 11 giờ 10 phút: Tuyên bố lí do (chi đội trưởng).

    – 14 giờ 10 đến 15 giờ 30 phút: Thi nghi thức Đội (Chào cờ, tháo khăn quàng, thắt khăn quàng, đội hình đội ngũ, điều lệ Đội).

    – 16 giờ: Công bố kết quả, phát thưởng.

    3. Triển lãm về các chủ đề: Bảo vệ môi trường, Yêu hòa bình, Uống nước nhớ nguồn…

    CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VỀ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    (Lớp ……, Trường.)……

    I. Mục đích

    – Tuyên truyền cho học sinh và mọi người thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường.

    – Vận động mọi người và học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

    II. Phân công chuẩn bị

    – Họp lớp để phổ biến nội dung: Lớp trưởng (Trần Cao Minh)

    – Chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề “Bảo vệ môi trường”: Mỗi bạn có ít nhất 2 tranh tự vẽ hoặc sưu tầm.

    – Ban tuyển chọn: Cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp trưởng, chi đội trưởng, lớp phó Văn – Thể – Mĩ.

    – Trang trí lớp học để triển lãm: Hồng Thắm, Mạnh Cường.

    – Giới thiệu chương trình: Trà My

    III. Chương trình cụ thể

    1. Họp lớp để phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 5/3/2013.

    2. Tổ chức triển lãm: Tại phòng học chiều ngày 19/3/2013.

    – 14 giờ đến 15 giờ: Trang trí lớp, trưng bày tranh ảnh.

    – 15 giờ đến 16 giờ: Đón khách, văn nghệ, giới thiệu tranh ảnh.

    – 16 giờ 10 phút: Tổng kết.

    – 16 giờ 10 đến 16 giờ 30 phút: Thu dọn tranh ảnh, dọn vệ sinh lớp học.

    4. Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai

    Bài mẫu 1

    CHƯƠNG TRÌNH QUYÊN GÓP ỦNG HỘ THIẾU NHI VÀ NHÂN DÂN
    CÁC VÙNG BỊ THIÊN TAI
    (Lớp….., Trường Tiểu học……..)

    I. Mục đích

    – Hiểu tình hình lũ lụt và thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.

    – Nhận thức đúng: quyên góp ủng hộ là việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.

    – Có hành động ủng hộ thiết thực, đáp ứng kịp thời.

    II. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ

    – Họp lớp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ: Lớp trưởng (LT) chủ trì.

    – Lập ban chỉ huy (dự kiến): LT, Chi đội trưởng (CĐT), các tổ trưởng (TT)

    – Nhận quà: TT của 4 tổ

    – Đóng gói, chuyển quà: Ban chi huy (BCH)

    III. Chương trình cụ thể

    1. Sáng thứ 6 (20/12): Họp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ.

    – Phát biểu ý kiến về tình hình, kêu gọi ủng hộ (LT, CĐT).

    – Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà (Chủ trì: LT, Thư kí: TT tổ 1).

    Dự kiến quà: quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống…

    – Lập BCH

    – Phân công

    + 4 TT thu quà theo loại (ghi tên, quà, số lượng) chuyển về BCH.

    + BCH đóng gói, nộp lên trường.

    2. Sáng thứ 3 (23/12): bắt đầu nhận quà.

    TT tổ 1: sách, vở.

    TT tổ 2: nhận tiền.

    TT tổ 3: nhận quà là quần áo, giày dép (ghi tên những người ủng hộ). TT tổ 4: giấy bút, đồ dùng học sinh, sách vở.

    3. Chiều thứ 3 (23/12)

    BCH nhận quà từ các TT, thống kê, đóng gói, nộp lên cho trường

    Bài mẫu 2

    I. Mục đích:

    1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.

    2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

    3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.

    II. Phân công chuẩn bị

    1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.

    2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bằng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.

    3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:

    – Lớp trưởng: Trưởng ban.

    – Lớp phó học tập: Phó ban.

    – Các tổ trưởng: Thành viên.

    – Tổng phụ trách chung: Chi đội trưởng.

    Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.

    III. Chương trình cụ thể:

    1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…

    2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…

    3. Thành phần:

    a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…

    b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.

    4. Cách thức

    a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.

    – Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.

    – Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.

    b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.

    – Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?

    – Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học …

    – Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày… tháng … năm …

    5. Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa hoặc với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt Nam

    Bài mẫu 1

    CHƯƠNG TRÌNH GẶP GỠ, GIAO LƯU VỚI CÁC BẠN HỌC SINH
    TRƯỜNG KẾT NGHĨA
    (Lớp…., Trường Tiểu học….)

    1. Mục đích

    • Giao lưu để thể hiện tình thân ái giữa hai trường.
    • Gắn bó thêm với bè bạn, rèn ý thức tập thể, đoàn kết.

    2. Phân công chuẩn bị

    • Phổ biến nội dung: Lớp trưởng.
    • Trang trí lớp học: Bạn Hạnh, bạn Hà.
    • Văn nghệ: Lớp phó Văn – Thể – Mĩ phụ trách.
    • Dẫn chương trình: Bạn Thuý Hạnh.
    • Chuẩn bị bánh kẹo, chén, đĩa, hoa quả: Phương Nga, Quỳnh Thư.
    • Mua hoa và quà lưu niệm: Yến Nhi, Diệu Hà.

    3. Chương trình cụ thể

    – Họp lớp phổ biến nội dung, lên kế hoạch: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 05/4/2013.

    – Gặp gỡ, giao lưu: Chiều thứ hai ngày 08/4/2013:

    • 14 giờ: Cả lớp tập trung tại phòng số 9, kiểm tra quân số và dụng cụ được phân công.
    • 14 giờ 15 phút đến 15 giờ: Trang trí lớp học, dọn hoa quả, bánh kẹo ra bàn.
    • 15 giờ: Đón khách.
    • 15 giờ 10 phút đến 17 giờ: Giao lưu, liên hoan ngọt, văn nghệ.
    • 17 giờ: Tặng hoa, quà lưu niệm, chia tay.

    Bài mẫu 2

    I. Mục đích

    • Giao lưu gần gũi ấm áp tình bạn hữu.
    • Trao đổi hiểu biết thêm về phong tục, truyền thống của nhau.

    II. Công tác chuẩn bị Lớp trưởng phân công

    – Lớp phó văn thể mĩ tập văn nghệ (2 đơn ca, 1 hợp ca, 1 vũ khúc).

    – Các bạn:

    • Mỹ Lê: kể chuyện về Bác Hồ.
    • Hồng Ngân: kể chuyện về bác Lê-nin.

    III. Chương trình cụ thể

    – Chào cờ: cờ Việt Nam và cờ nước bạn.

    – Giới thiệu thành phần tham dự.

    • Học sinh Việt Nam.
    • Học sinh nước bạn.

    Các vị khách mời (thầy cô, giáo viên chủ nhiệm).

    – Chương trình trao đổi văn hoá.

    – Hát (đơn ca): “Lời Bác sáng mãi lòng ta” (Thuý Ngân).

    – Hoạt cảnh: “Con Rồng cháu Tiên” (tổ 1 và tổ 2).

    – Tiết mục kể chuyện của hai bạn.

    • Mỹ Lê: kể chuyện Bác Hồ.
    • Hồng Ngân: kể chuyện bác Lê-nin.

    – Tốp ca: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.

    – Tiễn khách.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *