Giải Toán lớp 6 trang 99, 100, 101 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Luyện tập vận dụng và 3 bài tập trong SGK bài 2 Hình chữ nhật – Hình thoi.
Bạn đang đọc: Toán 6 Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi
Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 101 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 101 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải Toán 6: Hình chữ nhật, hình thoi
I. Giải Luyện tập vận dụng Toán 6 trang 99, 100
Luyện tập 1
Vẽ bằng ê ke hình chữ nhật EGHI, biết EG = 4 cm và EI = 3cm.
Gợi ý đáp án
Mô tả bằng lời
Bước 1: Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng EG có độ dài bằng 4 cm.
Bước 2: Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm E và một cạnh ê ke nằm trên EG, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng EI có độ dài bằng 3 cm
Bước 3: Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh GH có độ dài bằng 3 cm.
Bước 4: Vẽ đoạn thẳng HI.
Khi đó ta được hình chữ nhật EGHI thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Luyện tập 2
Vẽ bằng thước và compa hình thoi MNPQ, biết MN = 6 cm và MP = 10 cm.
Gợi ý đáp án
Luyện tập 3
Bác Hưng uốn một dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thoi với độ dài cạnh bằng 30 cm. Bác Hưng cần bao nhiêu xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo đó?
Gợi ý đáp án
Độ dài dây thép để làm móc treo chính là chu vi của hình thoi có độ dài cạnh bằng 30 cm.
Bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là: 4 . 30 = 120 (cm)
Vậy bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là 120 cm.
II. Đáp án Toán lớp 6 trang 101 tập 1
Bài 1
Hình b) và c) là hình thoi
Bài 2
32 cm2
Bài 3
Bài này học sinh tự làm theo các bác hướng dẫn trong sgk nhé.
III. Giải bài tập Toán 6 trang 101 tập 1
Bài 1
Hãy quan sát Hình 19 và cho biết hình nào là hình thoi
Gợi ý đáp án:
Trong các hình trên, hình b) và c) là hình thoi
Bài 2
Quan sát Hình 20 và tính diện tích phần tô màu xanh ở hình đó
Gợi ý đáp án:
Diện tích phần tô màu xanh ở hình là tổng diện tích của hình thoi và hai hình chữ nhật
S = 3 x 4 + 2 x (2 x 5) = 32 ( cm2)
Đáp số: 32 cm2
Bài 3
Sử dụng các mảnh bìa như hình 21 để ghép thành một hình chữ nhật
Gợi ý đáp án:
Bài này học sinh tự làm theo các bác hướng dẫn trong sgk nhé.
Ví dụ:
Ta đặt tên các mảnh bìa như sau:
Ta ghép các mảnh thành hình chữ nhật:
IV. Lý thuyết Hình chữ nhật Hình thoi
I. Hình chữ nhật
1. Nhận biết hình chữ nhật
Cho hình chữ nhật ABCD:
Khi đó hình chữ nhật ABCD có:
+ Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; AD = BC;
+ Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau;
+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD;
+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
2. Vẽ hình chữ nhật
Ta sử dụng ê ke để vẽ hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh của nó:
Chẳng hạn, vẽ hình chữ nhật ABCD biết AB = 6 cm, AD = 9 cm.
Ta thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke nằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD = 9 cm.
Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC = 9 cm.
Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.
Vậy ta có hình chữ nhật ABCD thỏa mãn yêu cầu bài toán.
3. Chu vi và diện tích hình chữ nhật
Hình chữ có độ dài hai cạnh là a và b, ta có:
– Chu vi của hình chữ nhật là: C = 2(a + b);
– Diện tích của hình chữ nhật là: S = a . b.
II. Hình thoi
1. Nhận biết hình thoi
Cho hình thoi ABCD, có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O.
Khi đó, hình thoi ABCD có:
+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA;
+ Hai cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau;
+ Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
2. Vẽ hình thoi
Ta có thể vẽ được hình thoi khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo bằng thước kẻ và compa.
Chẳng hạn, vẽ hình thoi ABCD biết AB = 5 cm và AC = 8 cm.
Để vẽ hình thoi ABCD, ta làm như sau:
Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 8 cm
Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 5 cm
Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính 5 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D
Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.