Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

File trắc nghiệm Sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 CTST, mời các bạn cùng theo dõi.

Trắc nghiệm Sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu 1. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).
B. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).
C. Khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905).
D. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

Đáp án đúng là: B

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 2. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
C. Triều Đình lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Đáp án đúng là: C

Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

A. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.
B. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
C. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

Đáp án đúng là: A

– Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang đã: thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

– Trong lịch sử, các chính quyền phong kiến phương Bắc chưa từng thần phục chính quyền phong kiến của người Việt.

Câu 4. Viên tướng nào chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077?

A. Trương Phụ.
B. Quách Quỳ.
C. Vương Thông.
D. Hầu Nhân Bảo.

Đáp án đúng là: B

Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo quân tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy; quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy.

Câu 5. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

A. Sông Bạch Đằng.
B. Sông Như Nguyệt.
C. Sông Mã.
D. Sông Hồng.

Đáp án đúng là: B

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở sông Như Nguyệt.

Câu 6. Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là

A. một cường quốc thương mại đường biển, có vai trò chi phối kinh tế thế giới.
B. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.
C. “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
D. một đế quốc hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.

Đáp án đúng là: B

Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.

Câu 7. Quốc gia nào dưới đây có vị trí địa lí được coi là “cầu nối” giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo?

A. Lào.
B. Thái Lan.
C. Việt Nam.
D. Myanmar.

Đáp án đúng là: C

Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Câu 8. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước, ngoại trừ việc

A. góp phần hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp.
B. giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
C. đưa Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Đáp án đúng là: C

Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa; góp phần hình thành nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp (ví dụ: truyền thống yêu nước, đoàn kết,…) và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

Câu 9. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?

A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh thành diệt viện.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Đáp án đúng là: D

Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Nguyên (1288).

Câu 10. Trong Trận Bạch Đằng (năm 938), tướng quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã

A. bị tử trận.
B. bị bắt sống.
C. ngụy trang rồi trốn về nước.
D. chui vào ống đồng để trốn về nước.

Đáp án đúng là: A

Trong Trận Bạch Đằng (năm 938), tướng quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã bị tử trận.

………….

Tải file tài liệu để xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 CTST

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *