Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa gồm 3 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn hay sáng tạo, đầy đủ các ý để biết cách viết bài văn phân tích bài thơ đầy đủ hơn.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Qua bài thơ Lính đảo hát bài ca trên đảo cảnh vật, con người xuất hiện lung linh. Vẻ đẹp ấy càng tôn lên được ý nghĩa của việc họ đang làm, của nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ nói đất đảo. Hình ảnh của những người lính được ông khai thác dưới một góc nhìn vừa thơ mộng, vừa thể hiện được hết sự khó khăn của cuộc sống nơi hải đảo xa xôi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm mở bài Lính đảo hát tình ca trên đảo, vẻ đẹp của người lính đảo.

Lập dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

    Dàn ý phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo siêu ngắn

    I. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

    II, Thân bài:

    – Phân tích cuộc sống của những người chiến sĩ biển đảo trong 4 câu thơ đầu.

    – Khúc tình ca nới hải đảo đầy nắng gió.

    – Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.

    III. Kết bài: Khái quát nội dung và cảm nhận về bài thơ.

    Lập dàn ý phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo

    I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm.

    II. Thân bài:

    1. Khái quát về tác giả, tác phẩm

    Tác giả Trần Đăng Khoa (1958):

    – Có năng khiếu thơ ca từ nhỏ, tiêu biểu là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”.

    – Phong cách: chân thực, hồn nhiên mà vẫn tinh tế, chiêm nghiệm sâu sắc.

    2. Tác phẩm “Lính đảo hát tình ca trên đảo”:

    – In trong tập “Bên cửa sổ máy bay” (1985).

    – Đề tài: người lính.

    – Thể thơ: tự do

    – Nhân vật trữ tình: người lính đảo, thể hiện qua các từ ngữ như “bọn chúng anh”, “ta”, “mình”, “chúng ta”,…

    – Bố cục: 2 phần

    • 4 khổ đầu: Sân khấu và chân dung đặc biệt của người lính đảo.
    • 6 khổ sau: Tình ca của lính đảo.

    3. Phân tích tác phẩm

    3.1. Sân khấu và chân dung đặc biệt của người lính đảo

    – Mạch cảm xúc: tinh nghịch, lạc quan

    – Sân khấu của buổi biểu diễn: Sân khấu được kê bằng “đá san hô”, cánh gà làm bằng “vải tôn”, “phông màn” là mây nước Trường Sa.

    => Sân khấu đơn giản, tạm bợ, không có ánh đèn rực rỡ nhưng lại là sự sáng tạo của những người lính nơi đảo xa.

    – Diễn viên và khán giả:

    • Đều là lính đảo, không có một người con gái nào.
    • Họ có chân dung “tự họa” độc đáo: “mấy chàng đầu trọc”, “rặt lính trọc đầu”, “đều trọc tếu như nhau”, “bà con xa với bụt ốc”, “sư cụ hát tình ca” . Tác giả sử dụng từ láy “lô nhô” và “ngổn ngang”, cách dùng từ “trọc tếu”, lối so sánh hài hước để miêu tả những người lính, cho thấy sự tếu táo, ngang tàng của họ.
    • Họ có tinh thần kiên cường, cứng cỏi, rất lạc quan, yêu đời: lời nói ngang tàng dứt khoát “Cứ mặc nó. Nào hỡi các chiến hữu”, trái tim dạt dào tình cảm “Thôi lặng yên nghe có gì đang sóng sánh/ Hóa ra là sư cụ hát tình ca”.

    – Lí do tạo nên sự đặc biệt của sân khấu:

    • Thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội: “Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa”, “Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng/ Sỏi cát bay như lũ chim hoang”. Tác giả cảm nhận sự dữ dội của tự nhiên bằng tất cả các giác quan.
    • Điều kiện sống thiếu thốn: khan hiếm nước ngọt tự nhiên, phải để dành nước để sinh hoạt “Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc”.

    => Bốn khổ thơ đầu khắc họa hoàn cảnh sống và hé lộ chân dung những người lính. Những người lính có môi trường sống vất vả, khó khăn. Sự nhọc nhằn nơi đảo xa đã khiến ngoại hình của họ thay đổi, trở thành những “lính trọc đầu”. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn có tâm hồn trẻ trung, hóm hỉnh, lạc quan, yêu ca hát, yêu đời, giàu sáng tạo, cứng cỏi và mạnh mẽ.

    – Liên hệ: hình ảnh người lính ngang tàng trong “Tiểu đội xe không kính”.

    3.2. Tình ca của lính đảo

    – Niềm khát khao hạnh phúc được thể hiện qua sự đối lập trong khổ thơ 5,6,7:

    • Mạch cảm xúc: suy tư, sâu lắng
    • Giai điệu ngang tàng mạnh mẽ “như gió biển” đối lập với những lời ca trữ tình, đằm thắm “toàn nhớ với thương thôi”.
    • Khát khao hạnh phúc vô bờ hiện lên qua viễn cảnh trong trí tưởng tượng: “đêm trăng dắt em đi dạo”, “Gương mặt em dịu dàng hàng cây cũng tươi xinh”, “tay mình lại nắm lấy tay mình”. Đối lập với nó là hiện thực “Mở mắt chung chiêng lưng trời sóng vỗ”.
    • Câu hỏi tu từ: “Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?” thấp thoáng nỗi buồn, bộc lộ niềm mong mỏi da diết. Những chiến sĩ ngậm ngùi buồn bã vì trông ra xa chỉ là mây nước bao bọc: “Những bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh/ Trông bốn phía âm u mây nước”.

    – Tấm lòng son sắt, hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu Tổ quốc được thể hiện qua cao trào của khúc tình ca ở khổ 8, 9:

    • Mạch cảm xúc: kiêu hãnh, tự hào
    • Điệp ngữ “Nào hát lên…/Rằng…” gợi ra điệp khúc cao trào của bài ca lính đảo, nhấn mạnh sự trỗi dậy của những tình cảm trong tâm hồn người lính.
    • Tấm lòng thủy chung, son sắt vượt lên nỗi buồn: “Yêu em thủy chung hơn muối mặn”
    • Liên hệ với “Tây Tiến”
    • Tình yêu Tổ quốc cuồn cuộn như sóng trào, tỏa sáng giữa bóng tối của biển trời: “Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió/ Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này”.
    • Giọng thơ vừa tha thiết, vừa khỏe khoắn, tràn đầy niềm tự hào cho thấy tư thế hiên ngang của người lính.

    – Bản tình ca kết thúc bất ngờ ở khổ 10:

    • Giai điệu của tình ca bị ngắt quãng: “Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau”
    • “Ngoài mép biển người đâu lên đông thế/Ô hóa ra toàn những đá trọc đầu”: hình ảnh tả thực (đêm khuya, thủy triều rút, những tảng đá hiện ra), giọng thơ bông đùa. Những hòn đá trở thành khán giả cùng thưởng thức buổi diễn. Thiên nhiên và con người cùng đồng điệu.

    => Sáu khổ thơ cuối vừa tô đậm hoàn cảnh sống, chiến đâu vất vả của người lính, vừa làm nổi bật chiều sâu tâm hồn với khát khao hạnh phúc, tình yêu Tổ quốc mãnh liệt. Bản tình ca được trình bày ở sân khấu đặc biệt bởi những “nghệ sĩ” đặc biệt, mang nội dung đặc biệt và được lắng nghe bởi các khán giả đặc biệt.

    4. Tổng kết:

    – Giá trị nội dung:

    • Khắc họa chân thực mà hóm hỉnh hoàn cảnh sống, chiến đấu gian khổ của người lính trên quần đảo Trường Sa vào những năm 80 của thế kỉ XX.
    • Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của những người lính đảo: lạc quan, trẻ trung, yêu đời, giàu nghị lực, ý chí kiên cường, có ý thức trách nhiệm và tình yêu Tổ quốc cùng khát khao hạnh phúc.

    – Giá trị nghệ thuật:

    • Thể thơ tự do
    • Hình ảnh thơ giản dị, chân thực, hóm hỉnh.
    • Giọng thơ đa dạng, khi tươi vui bông đùa, khi suy tư sâu sắc.
    • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ, câu hỏi tu từ
    • Ngôn ngữ thơ mộc mạc, đời thường, đậm chất khẩu ngữ.

    III. Kết bài:

    – Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

    – Nêu bài học rút ra.

    Dàn ý phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo

    1. Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

    – Nêu cảm nhận chung về bài thơ.

    2. Thân bài:

    * Chủ đề: hình tượng người lính đảo.

    2.1. Phân tích, đánh giá nội dung bài thơ:

    a. Sân khấu của những người lính đảo:

    – Sân khấu thiếu thốn, tạm bợ: được dựng nên bởi đá san hô và vài tấm tôn.

    – Người biểu diễn, khán giả: là những chàng trai đầu trọc. Sống ở nơi đảo xa, họ cùng nhau tạo nên những buổi biểu diễn, vừa để giải trí, vừa coi đó là kỉ niệm khó phai trong cuộc đời người lính.

    => Đối diện với sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên nhiên, những người lính không hề tỏ ra sợ sệt mà luôn lạc quan, yêu đời. Dù vẻ đẹp ngoại hình không được đẹp nhưng họ có tấm lòng, tâm hồn phong phú, trong sáng và lãng mạn.

    b. Hình ảnh người lính đảo:

    * Ngoại hình:

    – Cái đầu trọc lốc nên được ví như sư cụ “Là bà con xa với bụt ốc đây mà” -> giọng thơ hóm hỉnh, nhí nhảnh và vui tươi.

    * Bản tình ca mà họ hát lên:

    – Sự đối lập, trái ngược giữa giai điệu và lời ca:

    • Giai điệu ngang tàn, mạnh mẽ như gió biển thổi.
    • Lời ca thì nhẹ nhàng, da diết những lời thương yêu, nhớ nhung.

    => Họ là những con người bình thường, có nội tâm phong phú, có trái tim khao khát hạnh phúc và tình yêu đôi lứa.

    – Từ lời ca dành cho người thương, những người lính tiếp tục cất lên khúc hát về quê hương, đất nước:

    • Giữa muôn trùng sóng gió, tình yêu Tổ quốc chưa bao giờ phai nhạt.
    • Khẳng định đất nước bắt nguồn từ chính những vùng đất này.

    2.2. Phân tích, đánh giá về đặc sắc nghệ thuật:

    – Ngôn ngữ trong sáng, giản dị và vô cùng dễ hiểu.

    – Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.

    – Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như so sánh “Những giai điệu ngang tàn như gió biển”, điệp ngữ “Nào hát lên cho”,…

    3. Kết bài:

    – Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *