Ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam mang đến 3 câu trả lời cực hay gồm cả ngắn gọn và đầy đủ. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau đồi vốn kiến thức để hiểu được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
TOP 3 mẫu ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Ngoài ra các bạn xem thêm Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
Ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam
Câu 6 trang 52 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?
Trả lời câu 6 trang 52 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
Gợi ý 1
Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về nội dung câu chuyện.
– Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
– Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ niệm đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.
→ Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.
Gợi ý 2
Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” gợi ý nghĩa:
– Không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau
– Không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia
– Nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ.
Gợi ý 3
Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” của tác giả Thạch Lam mang ý nghĩa sâu sắc. Cây hoàng lan xuất hiện rất nhiều trong truyện như một dụng ý nghệ thuật. Đầu tiên, cây hoàng lan giống như nhân chứng và chứng kiến tất cả hành trình của Thanh từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành. Đó là những phút giây Thanh sống hạnh phúc bên bà. Hơn nữa, cây hoàng lan còn là không gian quen thuộc, gần gũi gắn liền với quê hương yêu dấu. Để rồi, mỗi khi trở về, Thanh đều cảm thấy lòng luôn bình yên. Thạch Lam thật tinh tế trong việc đặt tên nhan đề, từ đó, gợi lên cho người đọc biết bao suy ngẫm về tác phẩm.