Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống gồm 3 mẫu mà Download.vn giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh. Qua đó các bạn nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch để biết cách viết bài văn nghị luận hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống

Niềm tin là thứ quan trọng nhất giúp con người có cách cảm nhận và đánh giá về mọi việc một cách cụ thể nhất. Niềm tin chính là sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy sau đây là 3 dàn ý nghị luận về niềm tin hay nhất mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dàn ý về bệnh vô cảm, dàn ý nghị luận về tinh thần tự học.

Lập dàn ý về niềm tin trong cuộc sống hay nhất

    Dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống

    1. Mở bài

    – Sống trên đời ngoài những tình cảm như tình yêu thương, lòng nhân hậu, lòng khoan dung,… con người còn phải cần có thêm niềm tin để làm động lực, tiền đề cho mọi mục tiêu của cuộc sống.

    – Louisa May Alcott đã nói: “Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin”.

    2. Thân bài

    *Định nghĩa về niềm tin:

    – Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, hình thành từ trong suy nghĩ của con người, được vun đắp từ sự giáo dục, tình yêu thương, các yếu tố xã hội, môi trường sống, khiến con người ta có suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực, từ đó, cũng hình thành nên những niềm tin có tính chất rất khác nhau.

    – Niềm tin thường đến từ những cảm nhận chủ quan của con người, từ những nhận thức vốn có, do được giáo dục và nuôi dưỡng, niềm tin thường dễ dàng bỏ qua những nhận thức khách quan.

    – Niềm tin nếu hiểu một cách đơn giản thì đó là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó.

    *Ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống:

    – Niềm tin vào bản thân tạo động lực giúp con người hoàn thành những công việc dù khó khăn nhất, đôi khi là nằm ngoài khả năng của họ, nhưng nhờ có niềm tin tất thắng, sự nỗ lực và sáng tạo của con người được kích thích, khai mở một cách bất thường tạo nên những thành quả ngoài mong đợi.

    – Là năng lượng tiếp sức cho chúng ta trên con đường chạm tới ước mơ, hoàn thành lý tưởng của cuộc đời.

    – Là “hệ điều hành” cho những quyết định của não bộ, niềm tin sẽ quyết định rằng bạn có nên làm việc đó không, việc đó có đáng tin tưởng không.

    – Niềm tin không chỉ là động lực bên trong tâm hồn mỗi cá nhân, mà niềm tin còn là cơ sở để gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, bởi chỉ có tin tưởng, mới có thể sẻ chia, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, con người trở nên gắn kết hơn dựa trên cơ sở tin tưởng vào đối phương.

    * Hậu quả của việc không có niềm tin trong cuộc sống:

    – Thiếu niềm tin vào bản thân thì khó có thể thành công, vì thiếu nguồn động lực, sự kiên trì.

    – Trong các mối quan hệ xã hội, việc thiếu niềm tin lẫn nhau khiến các mối quan hệ trở nên nhạt nhẽo, tràn đầy sự nghi kỵ, khó gắn bó, đoàn kết và chia sẻ.

    *Bài học:

    – Đối với mỗi cá nhân, trước hết quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, tạo cho mình những sự tự tin nhất định, đánh bay cái tâm lý e ngại, sợ hãi, tự ti trong tâm hồn.

    – Đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đặt niềm tin vào những người khác để thấy cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn.

    – Cuộc sống là vô vàn những lần mạo hiểm, nhưng thành công hay thất bại là do niềm tin mà bạn tạo dựng nên.

    3. Kết bài

    • Niềm tin là một giá trị tinh thần cốt lõi và cực kỳ cần thiết cho cuộc đời của mỗi con người.
    • Hãy nhớ rằng niềm tin vừa là năng lượng vừa là ngọn đuốc soi đường, có một niềm tin to lớn thì con đường đến với thành công của bạn mới đỡ đi được phần nào khó khăn, vất vả trên tinh thần.

    Lập dàn ý nghị luận về niềm tin trong cuộc sống

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của niềm tin.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    Niềm tin: sự tin tưởng, tự tin vào bản thân mình cũng như sự lạc quan, luôn tin tưởng vào cuộc sống, sống tích cực và luôn hi vọng cuộc sống sau này sẽ tốt hơn. Người sống có niềm tin là những người sống lạc quan, có ước mơ, lí tưởng sống.

    b. Phân tích

    – Biểu hiện của người sống có niềm tin:

    • Luôn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào khả năng của bản thân, nỗ lực vươn lên để hoàn thành công việc.
    • Luôn hướng đến những điều tốt đẹp, sống và làm việc với mong mỏi cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.
    • Người sống có niềm tin cũng là những người cần cù, chăm chỉ học tập, làm việc vì họ tin rằng chỉ có đạo đức, kiến thức mới khiến cho mình tốt hơn.

    – Sức mạnh của niềm tin:

    • Sự tự tin sẽ giúp bản thân thoát khỏi tự ti, hoài nghi về bản thân và từ đó vươn lên, đạt được những thành công rực rỡ.
    • Niềm tin sẽ biến thành động lực sống, giúp con người làm việc hiệu quả hơn.
    • Niềm tin giữa con người với con người là nền tảng tạo lập nên một cuộc sống giàu tình yêu thương.

    c. Chứng minh

    Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người sống có niềm tin.

    d. Phản đề

    Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,…

    3. Kết bài

    Khái quát lại vấn đề nghị luận: sức mạnh của niềm tin, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

    Dàn ý nghị luận về sức mạnh của niềm tin

    I. Mở bài

    – Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    – Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống…

    2. Bình luận và chứng minh

    – Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

    • Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa…
    • Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình…

    – Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:

    • Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
    • Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo. => Hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.

    – Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.

    3. Liên hệ bản thân

    Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:

    • Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.
    • Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

    III. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của niềm tin trong cuộc sống.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *