Văn mẫu lớp 11: Trình bày giá trị của một truyện thơ hoặc một bài bát mà bạn yêu thích mang đến 2 bài văn mẫu cực hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi. Thông qua bài văn mẫu này các bạn có thêm nhiều nguồn ôn luyện, củng cố kỹ năng biết cách giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân thuộc chương trình Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo trang 80.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân
Để giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân chúng ta cần xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, sau đó là tìm ý cho bài cần nói. Vậy dưới đây là TOP 2 mẫu trình bày giá trị của một truyện thơ hoặc một bài bát mà bạn yêu thích mời các bạn cùng theo dõi.
Trình bày giá trị của một truyện thơ hoặc bài bát mà bạn yêu thích
Trình bày về giá trị của bài hát Em ơi, Hà Nội phố
Em xin chào thầy cô và các bạn, em là ….. học sinh lớp….. trường…..
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được lắng nghe ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang). Bài hát ấy thực sự là hoài niệm níu chân kẻ si tình.
Ca khúc phổ thơ Phan Vũ gợi cảm giác bâng khuâng, nhớ nhung về thủ đô lãng mạn nhưng cũng đầy buồn thương.
Bài hát do Phú Quang phổ nhạc năm 1986, dựa lời thơ Phan Vũ. Nhạc sĩ kể khi vào Sài Gòn sống được nửa năm, ông nhớ Hà Nội. Trong buổi trà chiều, Phan Vũ đọc cho ông nghe bài thơ Em ơi, Hà Nội phố – trường ca dài 443 câu thơ, chia làm 24 khổ. Nghe xong, Phú Quang xúc động và nói với Phan Vũ chắc chắn có một bài hát hay.
“Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả món nợ ra đi, nhưng khi bài ca được viết ra, tôi đã giải thoát dù chỉ phần nào. Và dẫu chỉ là ít ỏi thì tôi cũng đã xây dựng được chút gì cho kỷ niệm về Hà Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời”, nhạc sĩ bộc bạch. Ông đã chọn 21 câu thơ trong sáng tác của Phan Vũ, kết hợp cảm xúc của mình làm nên Em ơi, Hà Nội phố.
Những câu thơ Phú Quang chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội mà hễ mở lời, dễ dẫn dụ người nghe đồng cảm. Phú Quang rời Hà Nội năm 37 tuổi để tìm điều mới lạ cũng như muốn giã từ vài thứ phiền muộn. Ở Sài Gòn được ba tháng, ông khao khát trở về. Thế nhưng, phải 25 năm sau, ông mới quay lại Hà Nội. “Hà Nội có thể không sang trọng bằng khách sạn nào đó, không hoành tráng như thủ đô nào đó. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác”, Phú Quang thú nhận.
Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm
Lời ca đầy dịu dàng mở ra thứ cảm xúc lãng mạn, tình tứ. Nhân vật chính là “em” – Hà Nội – được gọi thân mật. Hà Nội tựa như người tình, bạn tri kỷ níu chân Phú Quang. Hà Nội mơ màng và mong manh, thanh lịch. Hoàng lan, hoa sữa tồn tại như thực thể có hồn, phảng phất mùi hương rồi ăn sâu vào tiềm thức. Lối đi xưa bảng lảng bóng một người con gái.
Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của quân đội Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình trong Em ơi, Hà Nội phố. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn – người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.
Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về”.
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.
“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòe, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ – Phú Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành.
Phan Vũ viết “Em ơi, Hà Nội phố” trong căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận trút bom. Hiện nay, tuổi ngoài 90, ông khao khát một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương hoàng lan, hoa sữa và kỷ niệm về phụ nữ đẹp. Còn Phú Quang: “mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về”.
Trên đây là những lời giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn.
Trình bày về giá trị của truyện thơ Lục Vân Tiên hay nhất
Em xin chào thầy cô và các bạn, em là ….. học sinh lớp….. trường…..
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được đọc truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Truyện Lục Vân Tiên là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường – đạo nghĩa.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ở làng Tân Khánh, phú Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.
Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang.Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc. Nguyễn Đình Chiếu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thế ki XIX.
Tác phẩm gồm có: Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên”. “ Dương Từ Hà Mậu”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp”. Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: “Chạy giặc “, “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Văn tế Trương Định “, “Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh”, v.v… Tất cả văn thơ Nguyền Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.
Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiêu biếu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bán dài 2246 câu thơ lục bát).
Qua cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã ca ngợi tư tưởng nhân nghĩa, lên án bọn lừa thầy phản bạn, lũ bất lương, đồng thời khẳng định trung, hiếu, tiết, hạnh là đạo lí cao đẹp.
“Trai thời trung, hiến làm đầu,
Gái thời tiết, hạnh là câu trau mình”.
Giá trị nội dung: Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ nôm được sáng tác vào khoảng thế kỉ XIX. Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát được viết ra nhằm mục đích phê phán những bất công trong xã hội và truyền dạy đạo lí làm người.
Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã lên án cái ác, cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).
Giá trị nhân đạo: Đề cao đạo lí làm người:
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).
Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Tác phẩm khắc họa thành công những phẩm chất đẹp đẽ cả hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
- Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.
Trên đây là những lời giới thiệu về truyện thơ Lục Vân Tiên. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn.