Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mang đến bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) ngày một hay hơn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách
Nghị luận cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Đồng thời hiểu được vai trò, ý nghĩa, suy nghĩ của bản thân về cách tổ chức cuộc sống cá nhân. Ngoài ra các bạn xem thêm: nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 11 Kết nối tri thức.
Nghị luận Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào đến nhân cách
Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy, từ xa xưa con người đã luôn chú ý đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và đối với con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện càng quan trọng hơn cả. Đặc biệt, cách tổ chức cuộc sống cá nhân là một trong yếu tố quyết định đến việc hình thành các nhân cách đó.
Vậy cách tổ chức cuộc sống cá nhân là gì? Vì sao cách tổ chức lại có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách? Tổ chức cuộc sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của từng cá nhân. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp (quan trọng nhất là giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để cho cuộc sống tinh thần phong phú, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật – hai nhóm loại hình nghệ thuật quan trọng nhất là nghệ thuật thanh sắc (sân khấu, ca nhạc…) và nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…). Tất cả những lĩnh vực trên đều có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.
Có thể nói rằng, nhiều phong tục tập quán và các nét tâm lí bản địa đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên trong việc hình thành nhân cách con người. Bởi nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp. Ví dụ, ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn truyền thống làm lễ cầu mưa hay mừng gặt … phong tục này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên của nước ta (thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa).
Ngoài ra, việc mỗi cá nhân có nhu cầu giao tiếp vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Có thể nói vậy là bởi nếu không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị trước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
Đồng thời, môi trường sống cũng là những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít, đều phụ thuộc vào mối quan hệ của chủ thể với môi trường đó (quan tâm, thích thú, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng,…). Một ví dụ điển hình như, một đứa trẻ sống ở Mỹ – đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.
Tóm lại, cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân của bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.