Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Nỗi niềm tương tư

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Nỗi niềm tương tư

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Nỗi niềm tương tư của Vũ Quốc Trân mang đến 4 mẫu siêu hay, ngắn gọn và các mẫu kết bài nâng cao dành cho các bạn học sinh lớp 11. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng triển khai thành các bài văn phân tích, cảm nhận Nỗi niềm tương tư thật hay, ấn tượng nhất.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Nỗi niềm tương tư

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Nỗi niềm tương tư

Nỗi niềm tương tư là đoạn trích tiêu biểu cho những nét đặc sắc về phong cách sáng tác của Vũ Quốc Trân. Vậy dưới đây là TOP 4 kết bài Nỗi niềm tương tư cực hay, mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 11 Cánh diều.

TOP 4 Kết bài Nỗi niềm tương tư cực hay

Kết bài mẫu 1

Đoạn trích tiêu biểu cho những nét đặc sắc về phong cách sáng tác của Vũ Quốc Trân. Sử dụng những điển tích, điển cố quen thuộc, thủ pháp ước lệ đặc trưng trong thơ cổ. Qua đó khắc hoạ hình ảnh một Tú Uyên si tình hết mực.

Kết bài mẫu 2

Với lời thơ kết hợp giữa tự sự và trữ tình, đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” cho ta thấy được nỗi niềm tương tư và khát vọng tình yêu đôi lứa cháy bỏng của chàng thư sinh Tú Uyên. Có phải chăng một tình yêu cuồng nhiệt, hết lòng hết dạ là đáp số chung cho những ai đang chìm đắm trong mộng tình, có phải chăng từng lời thơ như muốn nói hộ tấm chân tình đó!

Kết bài mẫu 3

Viết về tình yêu, nỗi nhớ giữa những các văn nhân tài tử với những bậc quốc sắc thiên hương không phải là điều hiếm trong văn học trung đại nhưng “Nỗi niềm tương tư” vẫn mang màu sắc riêng độc đáo. Quả thực, “Mối tình Tú Uyên – Giáng kiều tuy diễm tình nhưng trong sáng lại đậm tình nghĩa gia đình. Truyện tiên mà lại thực, góp phần giáo dục và làm tươi mát tâm hồn niên thiếu.”

Kết bài mẫu 4

“Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *