Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng nắm được các nội dung chính, những luận điểm, luận cứ cần triển khai trong bài văn phân tích.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập

Đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập tóm tắt diễn biến quá trình đấu tranh của nhân dân ta. Đồng thời nêu lên niềm tự hào mãnh liệt về sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám long trời lở đất đã làm lên lịch sử nước nhà. Vậy dưới đây là 2 mẫu dàn ý, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập

    Dàn ý phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc, là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    II. Thân bài:

    – Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh cuối tác phẩm là kết tinh sáng ngời của tình yêu nước, ý thức tự lực, tự cường và khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc.

    – Lập luận vô cùng trí tuệ và sắc sảo khi dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đầu tác phẩm tạo cơ sở lập luận để khẳng định quyền hưởng độc lập, tự do là quyền lợi chính đáng, hợp với đạo lý và pháp lý của dân tộc Việt Nam.

    – Độc lập, tự do của ngày hôm nay chính là thành quả đấu tranh đoàn kết, kiên trì, lâu dài của toàn đảng, toàn dân ta.

    – Mục đích của lời tuyên bố:

    + Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép đã khẳng định sức mạnh và quyết tâm mạnh mẽ của toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ và giữ vững nền độc lập thiêng liêng mà gian khổ, hy sinh lắm chúng ta mới giành lại được.

    + Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh còn là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp, với những thế lực bạo tàn phản cách mạng đang âm mưu xâm chiếm, thôn tính Việt nam một lần nữa.

    + Lời tuyên bố của Bác đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết sức mạnh của toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ nền độc lập và chính quyền non trẻ vừa được thành lập.

    III. Kết bài:

    – Bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.

    Dàn ý phân tích đoạn cuối Tuyên ngôn độc lập

    1. Mở bài:

    Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và phần cuối tác phẩm.

    2. Thân bài

    – Hồ Chủ tịch đưa ra lời tuyên ngôn mạnh mẽ về quyền được độc lập, được đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước của dân tộc

    => Kết cấu trùng điệp, ngữ điệu dồn dập, xúc động và tâm huyết đã thể hiện khát khao cháy bỏng, mạnh mẽ.

    – Thoát ly hoàn toàn khỏi ách thống trị của Pháp rằng “Bởi thế cho nên chúng tôi, …, xóa bỏ tất cả các đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

    • Khẳng định mạnh mẽ sự độc lập về chính trị của đất nước ta, cũng như bác bỏ hoàn toàn những mưu đồ chính trị phi lý và Pháp đã áp đặt lên đất nước ta suốt mấy mươi năm trời.
    • Mở ra cho nhân dân ta, Tổ quốc ta một tương lai mới, một con đường mới, độc lập tự cường.

    – Đặt tên mới cho nước ta là “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, càng khẳng định mạnh mẽ thêm tinh thần tự cường, độc lập quyết tâm gây dựng một đất nước mới tươi đẹp và phát triển trong tương lai.

    – Kết thúc bản tuyên ngôn Hồ Chủ tịch đã thay mặt nhân dân cả nước khẳng định lại một lần nữa nền độc lập tự do của dân tộc “Nước Việt Nam … giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

    • Khẳng định tinh thần đoàn kết, sức mạnh tổng hợp, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, đồng thời cũng là tấm lòng yêu chuộng hòa bình, trân quý nền tự do, độc lập.
    • Là lời cảnh cáo mạnh mẽ tới tất cả những kẻ đang có mưu đồ cướp nước, một lần nữa muốn đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của cha ông để vơ vét, tàn hại Tổ quốc ta.
    • Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đại đoàn kết chống giặc và chung tay xây dựng một đất nước vững mạnh sánh ngang cùng với các cường quốc năm châu, trên cơ sở nền tảng của một đất nước non trẻ, mới thành lập.

    3. Kết bài

    Nêu cảm nhận chung.

    Xem thêm: Phân tích đoạn kết bản Tuyên ngôn độc lập

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *