Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về học đối phó thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh (3 mẫu)

Học đối phó là tình trạng học sinh học bài, nghe giảng không trên tinh thần tự nguyện mà như bị ép buộc chỉ để đối phó qua kì thi. Cách học này để lại nhiều hậu quả xấu, khó lường. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh

    Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 1

    1. Mở bài:

    • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: “Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay”.

    2. Thân bài:

    a. Giải thích hiện tượng học đối phó:

    • “Học đối phó” là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học.
    • Học đối phó sẽ gây hệ lụy rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh, khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và để lại nhiều hậu quả xấu khó lường.

    b. Bàn luận về hiện tượng học đối phó:

    – Biểu hiện của hiện tượng học đối phó:

    • Không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng.
    • Thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động chỉ để chạy theo điểm số.

    – Tác hại của hiện tượng học đối phó:

    • Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy.
    • Học đối phó sẽ cản trở đến sự phát triển của học sinh, khiến cho học sinh khó có thể đạt được thành công bền vững.
    • Học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh.

    c. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học đối phó ở học sinh:

    • Do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp những bài tập khó.
    • Do áp lực điểm số từ phía gia đình hoặc nhà trường khiến cho học sinh phải chạy theo điểm số.

    d. Biện pháp khắc phục hiện tượng học đối phó ở học sinh:

    • Học sinh cần tự giác trong việc học, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học.
    • Gia đình và nhà trường cần sát sao đối với việc học ở nhà và trên trường của các bạn học sinh, không nên gây sức ép quá lớn đối với việc học để tránh tình trạng mất hứng thú với việc học.

    3. Kết bài:

    Khái quát lại hiện tượng học đối phó ở học sinh.

    Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 2

    1. Mở bài

    • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay.

    Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

    2. Thân bài

    a. Thực trạng

    • Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.
    • Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.
    • Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

    b. Nguyên nhân

    • Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,…
    • Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

    c. Hậu quả

    • Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.
    • Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…
    • Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

    d. Giải pháp

    • Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.
    • Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.
    • Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

    3. Kết bài

    • Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

    Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 3

    1. Mở bài

    • Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).
    • Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

    2. Thân bài

    a. Giải thích học đối phó là gì?

    • Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
    • Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
    • Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

    b. Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

    • Chép sách khi thầy cô giao bài tập
    • Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
    • Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.
    • Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …

    c. Tác hại của việc học đối phó:

    • Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
    • Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …
    • Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
    • Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

    -> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

    d. Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

    • Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
    • Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
    • Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

    3. Kết bài

    • Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
    • Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.
    • Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *