Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích 4 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ hiện thực trần trụi của chiến tranh, cùng những vất vả mà người lính phải gánh chịu.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích 4 khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, còn cho chúng ta thấy được tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ lái xe. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Lập dàn ý phân tích 4 khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Dàn ý phân tích 4 khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
a) Mở bài:
- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, mất năm 2007 vì một bệnh hiểm nghèo.
- Bài thơ tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969, trên con đường Trường Sơn. Bài thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ và được đưa vào tập thơ” Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
- Bốn khổ thơ đầu thể hiện tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình huống tình đồng đội và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
b) Thân bài:
– Phương tiện vận chuyển là những chiếc xe không có kính:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Với ba từ “Không” tác giả đã lí giải một cách rõ ràng nguyên nhân xe không có kính. Không phải xe không trang bị mà xe không có kính bởi vì lí do “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
– Tư thế hiên ngang của người lính chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Dù bom rơi, xe vỡ kính, xe không đèn, xe xước nhưng người lính vẫn:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Từ “Ung dung” nói lên dáng điệu cử chỉ bình tĩnh, không hề nôn nóng, vội vàng hay lo lắng của người chiến sĩ lái xe. Với tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa sổ không còn nhìn kính chắn gió người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Những câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang la nhanh. Qua khung cửa xe không kính, không chỉ mặt đất, bầu trời, sao trời mà cả con đường chạy thẳng vào tim.
– Trên đường vận tải đầy bom đạn, những người lính lái xe vẫn rất vui nhộn, lạc quan, tác giả miêu tả bằng những hình ảnh hết sức chân thật , đời thường
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Những chàng trai với mái tóc xanh giờ đây bụi đường đã làm cho “trắng xóa như người già”. Họ chẳng cần vội rửa những khuôn mặt lấm. Không những vậy, khi họ nhìn nhau vào khuôn mặt lấm lem của nhau cất tiếng cười “ha ha” chỉ bằng một vài nét miêu tả chân thực mà chân dung người lính hiện lên thật trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời.
– Người lính Trường Sơn là những con người có tinh thần quyết chiến quyết thắng, họ vẫn chạy vì miền Nam ruột thịt:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
Với bộ quần áo ướt nước mưa vì xe không có kính, người lính lái xe vẫn lái xe tiến về phía trước hàng trăm cây số. Đó chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, là tình yêu nước nồng nhiệt thời chống mĩ.
c) Kết bài:
- Bài thơ đã khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam ruột thịt thân yêu.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu thơ hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường Trường Sơn, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Dàn ý phân tích 4 khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
1. Mở bài
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc.
- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ ba bài được Giải nhất của báo Văn Nghệ 1969.
- Giới thiệu bốn khổ thơ đầu
2. Thân bài
– Hai câu đầu
- Một lời hỏi – đáp rất hồn nhiên tự nhiên của người lính. Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn “kính vỡ đi rồi”.
- Các điệp ngữ: “không có…không phải… không có”, “bom giật, bom rung” đã làm cho âm điệu thơ hùng tráng, gợi tả không khí ác liệt chiến trường.
- Một tư thế chiến đấu rất đẹp: Cái ngồi “ung dung” đàng hoàng làm chủ tình thế. Một cái nhìn khoáng đạt bao la giữa chiến trường: “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
- Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ “nhìn” đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế chiến đấu rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ.
– Khổ thơ thứ hai
- Mở ra một không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trước
- Các điệp ngữ: “Nhìn thấy gió…”, “nhìn thấy con đường…”, rồi “nhìn thấy sao trời…”: có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường.
- Tiểu đội xe không kính đã xông pha trong cảnh “bom giật bom rung”, đã nếm trải nhiều gió bụi, vô cùng gian khổ, các anh còn hành quân trong mưa.
– Nghệ thuật:
- Đoạn thơ trên đây hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xuôi thể hiện “chất lính” thời máu lửa.
- Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe không kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, mái tóc, nụ cười,… đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe không kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu ành hùng ca.
3. Kết bài
- Tóm lược lại nội dung và nghệ thuật của 4 khổ thơ đầu.
- Gợi mở vấn đề.