Đề cương học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả như mong muốn.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán 6 KNTT cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:
Đề cương học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024
A. Lý thuyết
Chương I. Tập hợp các số tự nhiên
- Tập hợp, mô tả một tập hợp
- Ghi số tự nhiên và thứ tự trong tập N.
- Cộng, trừ nhân, chia, lũy thừa trong tập N.
- Thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức số.
Chương II. Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên
- Quan hệ chia hết và tính chất.
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố.
- Ước chung, ước chung lớn nhất; Bội chung, bội chung nhỏ nhất.
Chương III. Số nguyên
- Tập hợp các số nguyên; Cộng, trừ, nhân số nguyên.
- Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên.
- Qui tắc dấu ngoặc.
Chương IV. Một số hình phẳng trong thực tiễn
- Các hình phẳng: hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
- Chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành, hình thoi.
B. Bài tập
Chương I. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 1:
a) Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và không vượt quá 9 bằng hai cách.
b) Tập hợp B các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 11 bằng hai cách.
c) Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 15 và không vượt quá 50 bằng hai cách.
Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:
a) 2021
b) 296351
c) 90000
Bài 3: Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số 7; 15; 106; ; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời.
Bài 4: Cho hai tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}. Trong các phần tử a, d, t, y, phần tử nào thuộc tập A, phần tử nào thuộc tập B? Phần tử nào không thuộc tập A, phần tử nào không thuộc tập B. Dùng kí hiệu để trả lời.
Bài 5: Một năm có bốn quý. Đặt tên và viết tập hợp các tháng (dương lịch) của quý Ba trong năm. Tập hợp này có bao nhiêu phần tử?
Bài 6: Cho tập hợp L = {n| n = 2k + 1 với k ∈ N}.
a) Nêu bốn số tự nhiên thuộc tập L và hai số tự nhiên không thuộc tập L;
b) Hãy mô tả tập L bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng theo một cách khác.
Bài 7: Một số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 9. Đó là số nào?
Bài 8:
a) Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số.
b) Số tự nhiên nào lớn nhất có 5 chữ số khác nhau?
c) Hãy vẽ tia số và biểu diễn các số 5 và 11 trên tia số đó.
d) Cho bốn tập hợp: A = {x ∈ N| x chẵn và x
C = {x ∈ N* | x chẵn và x
Bài 9: Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 4.
Bài 10: Tính tổng:
a) 21 + 369 + 79;
b) 154 + 87 + 246
c) 215 + 217 + 219 + 221 + 223;
d) S = 2. 10 + 2. 12 + 2. 14 + … + 2. 20
Bài 11: Tìm số tự nhiên x biết:
a) x + 257 = 981;
b) x – 546 = 35;
c) 721 – x = 615
Bài 12: Tính hợp lí:
a) 5. 11. 18 + 9. 31. 10 + 4. 29. 45;
b) 37. 39 + 78. 14 + 13. 85 + 52. 55.
Bài 13:
13.1: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 16cm; diện tích bằng a cm2. Tính chiều rộng của hình chữ nhật (là một số tự nhiên) nếu biết a là một số tự nhiên từ 220 đến 228.
13.2:
a) Viết các bình phương của hai mươi số tự nhiên đầu tiên thành một dãy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn;
b) Viết các số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 64; 100; 121; 169; 196; 289.
c) Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa: 2. 2. 2. 2. 2.2; 2. 3. 6. 6. 6 và 4. 4. 5. 5. 5.5
Bài 14: Tìm n, biết:
a) 5 4 = n
b) n 3 = 125
c) 11 n = 1331
Bài 15: Tính giá trị của biểu thức
a) 3.103 + 2.102 + 5.10
b) 35 – 2.1111 + 3.7.72
c) 5.43 + 2.3 – 81.2
Bài 16: Gọi P là tập hợp các số tự nhiên chẵn, lớn hơn 2 nhưng không lớn hơn 10.
a) Mô tả tập hợp P bằng hai cách;
b) Biểu diễn các phần tử của tập P trên cùng một tia số.
Bài 17: Lớp 6A có 42 học sinh. Trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), học sinh nào trong lớp cũng được ít nhất một điểm 10. Hãy cho biết trong đợt thi đua đó, lớp 6A được tất cả bao nhiêu điểm 10, biết rằng trong lớp có 39 bạn được từ hai điểm 10 trở lên, 14 bạn được ba điểm 10 trở lên, 5 bạn được bốn điểm 10 và không ai được hơn bốn điểm 10.
Bài 18:
a) Tính S = 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + 10 – … + 2 018 – 2 019 – 2 020 + 2 021
b) Trong một phép chia, số bị chia là 89, số dư là 12. Tìm số chia và thương.
Chương II. Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên
Bài 19:
19.1. Không làm phép tính, hãy cho biết tổng nào sau đây chia hết cho 5.
a) 80 + 1 945 + 15;
b) 1 930 + 100 + 2 021.
19.2. Áp dụng tính chất chia hết của một tổng, hãy tìm x thuộc tập {15; 17; 50; 23} sao cho x + 20 chia hết cho 5.
19.3. Áp dụng tính chất chia hết của một tổng, hãy tìm x thuộc tập {12; 19; 45; 70} sao cho x – 6 chia hết cho 3.
19.4. a) Tại sao tổng 22 + 23 + 24 + 25 chia hết cho 3?
b) Tại sao tổng 420+ 421 + 422 +423 chia hết cho 5?
19.5: Khi chia số tự nhiên a cho 12, ta được số dư là 6. Hỏi a có chia hết cho 2 không? Có chia hết cho 4 không?
19.6: Các tổng sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 2. 7. 12 + 49. 53;
b) 3. 4. 5 + 2 020. 2 021. 2 022.
Bài 20: Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố:
a) 122 : 6 + 2.7;
b) 5.42– 36 : 32
…..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống