Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, hướng dẫn cách viết đoạn văn cảm nhận về một bài thơ.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (21 mẫu)
Tài liệu gồm có dàn ý và 24 đoạn văn mẫu lớp 6. Bạn đọc hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại xúc về một bài thơ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
1. Mở đoạn
Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân đoạn
- Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
3. Kết đoạn
Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ, ý nghĩa của nó đối với người đọc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ – Mây và sóng
Đoạn văn mẫu số 1
R. Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những tác phẩm của ông mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là Mây và sóng. Em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Lời mời gọi khiến cho em bé vô cùng tô mò và mong muốn được khám phá thế giới đó: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mặc dù thế giới của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng thú vị, hấp dẫn nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối. Bởi vì em “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi cho thấy sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, em bé đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trò chơi sẽ giúp em được ở bên cạnh mẹ, không phải rời xa. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.
Đoạn văn mẫu số 2
Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn mẫu số 3
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn mẫu số 4
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ – Những cánh buồm
Đoạn văn mẫu số 1
“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Đoạn văn mẫu số 2
Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.
Đoạn văn mẫu số 3
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Đoạn văn mẫu số 4
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch – một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ – Con là
Đoạn văn mẫu số 1
“Con là…” – một tác phẩm hay của Y Phương viết về tình mẫu tử. Bài thơ là lời của người cha nói với đứa con. Tình yêu to lớn của cha dành cho con được cụ thể hóa bằng hình ảnh “to bằng trời:, “nhỏ bằng hạt vừng”, “sợi tóc” gợi cho người đọc nhiều suy tư. Bên cạnh đó, nhà thơ còn nói lên vị trí, tầm quan trọng của mỗi đứa con trong gia đình. Con là sợi dây hạnh phúc dù mỏng manh, nhưng lại có sức mạnh to lớn để buộc đời cha với mẹ. Sợi dây đó đã liên kết hai con người không cùng dòng máu trở nên gắn bó, để họ cùng nắm tay nhau vượt qua những sóng gió, chông gai của cuộc đời và xây dựng mái ấm hạnh phúc. Qua đây, tôi cũng ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ, đó là sự yêu thương và trân trọng. Bài thơ ngắn gọn, giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc và giá trị.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Con là…” của Y Phương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Con là” để nhấn mạnh vai trò của con đối với cha trong cuộc sống. Khi con là “nỗi buồn”, dù có to lớn bằng “trời” thì nhờ có con thì mọi nỗi buồn cũng sẽ được lấp đầy. Khi con là niềm vui, dù chỉ nhỏ bé như “hạt vừng” thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp. Đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu của cha. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết cha và mẹ. Trong cuộc sống có nhiều sóng gió, nhưng nhờ có con mà cha và mẹ sẽ luôn ở bên nhau, cùng nhau bảo vệ và che chở con. Có thể thấy rằng, đối với người cha, con là những điều vừa to lớn, vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa thật lớn lao. Với giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.
Đoạn văn mẫu số 3
Đến với bài thơ “Con là…”, tác giả Y Phương đã giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc về tình cảm gia đình. Người cha trong bài đã gửi gắm lời nhắn nhủ với đứa con bé bỏng, từ đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc. Cụm từ “Con là” được nhắc lại ở đầu mỗi khổ thơ để khẳng định tầm quan trọng của đứa con đối với người cha. Khi con là “nỗi buồn”, thì dù nỗi buồn đó có to lớn bằng trời nhưng vì có con, nỗi buồn đó cũng được xua tan đi. Khi con là “niềm vui”, thì dù niềm vui đó có nhỏ bé như hạt vừng, nhưng vì có con, niềm vui đó lại trở nên thật mãnh liệt, và tồn tại vĩnh cửu. Con còn là “sợi dây hạnh phúc” giúp cha và mẹ trở nên gắn bó, thấu hiểu hơn. Trong cuộc đời nhiều biến động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn. Sợi dây hạnh phúc nơi con dù “mảnh hơn cả sợi tóc” nhưng lại bền chặt hơn tất thảy, đưa cha mẹ về với những yêu thương ban đầu. Như vậy, tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.
Đoạn văn mẫu số 4
Một trong những tác phẩm hay của Y Phương là “Con là…”. Nội dung của bài thơ là tâm sự của người cha dành cho con, từ đó thể hiện tình phụ tử thắm thiết. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn khẳng định về vai trò và ý nghĩa thiêng liêng của con cái trong cuộc đời của mẹ cha. Nhờ có đứa con, mọi nỗi buồn đều được xua tan đi, mọi niềm vui đều trở nên mãnh liệt. Không chỉ vậy, con còn là sợi dây gắn kết giữa ba mẹ, để hạnh phúc mãi lan tỏa trong ngôi nhà yêu thương. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi ý nghĩa của những đứa trẻ nói riêng và ý nghĩa của mỗi người nói chung trong cuộc sống. Những hình ảnh giản dị, giọng thơ nhẹ nhàng đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm gia đình thiêng liêng.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ – Chuyện cổ nước mình
Đoạn văn mẫu số 1
Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng – bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 3
Lâm Thị Mỹ Dạ với bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ được mở đầu bằng lời khẳng định về tình yêu dành cho “chuyện cổ”: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Đồng thời, tác giả cũng ca ngợi “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa” – gửi gắm những bài học cho con cháu mai sau. Đó là lối sống tình nghĩa thủy chung hay sống hiền lành, nhân hậu thật đáng quý biết bao. Nhân vật trữ tình trong bài – “tôi” đã có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp tôi hiểu thêm về quá khứ vẻ vang của dân tộc. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu thơ ngắn gọn nhưng giúp người đọc hình dung ra về truyện cổ tích với chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Từ đó, nhà thơ gửi gắm về cách sống của con người Việt Nam từ ngàn đời này. “Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Có thể thấy, bài thơ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Khi đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi đã hiểu được vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích “chuyện cổ” nước mình, để từ đó tôi cũng biết yêu quý và trân trọng nhiều hơn.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ – Việt Nam quê hương ta
Đoạn văn mẫu số 1
Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng – “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ – “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
Đoạn văn mẫu số 2
“Việt Nam quê hương ta” là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giúp người đọc hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh rất đỗi thân quen như “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn đoàn kết đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam còn sống thủy chung, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Đó là những phẩm chất mà chúng ta luôn cảm thấy tự hào, cần được gìn giữ và phát huy. Có thể khẳng định rằng, “Việt Nam quê hương ta” đã giúp người đọc thêm hiểu và yêu hơn về đất nước của mình.
Đoạn văn mẫu số 3
“Việt Nam quê hương ta” là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giúp người đọc hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh rất đỗi thân quen như “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn đoàn kết đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam còn sống thủy chung, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể khẳng định rằng, “Việt Nam quê hương ta” đã giúp người đọc thêm hiểu và yêu hơn về đất nước của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ – Hoa bìm
Đoạn văn mẫu số 1
Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam – giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.
Đoạn văn mẫu số 2
“Hoa bìm” là một bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Đầu tiên, tác giả đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên làng quê với những sự vật quen thuộc, gần gũi. Hình ảnh “giậu hoa bìm” có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Tác giả không chọn những loài hoa cao quý như hoa hồng, hoa mai… mà lại chọn một loại hoa giản dị, nhưng xuất hiện rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Có thể thấy rằng, chúng ta đi tới bất kì một ngõ nào cũng có thể thấy được hoa bìm. Bởi vậy mà loài hoa này giống như chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôn. Để rồi từ đó, tất cả những hình ảnh bình dị nhất, gần gũi nhất đã hiện về trong kí ức của tác giả. Đó có thể là chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Hay là mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Và cả cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Hay bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên dưới đôi mắt hồn nhiên mà mở đầu là hình ảnh giậu hoa bìm. Đến hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm về một người bạn đã xa. Câu hỏi tu từ như để gửi gắm nỗi lòng còn chất chứa trong tâm trí của nhà thơ. Một câu hỏi đặt ra nhưng chỉ dội lại những bâng khuâng nơi lòng người hỏi. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Hoa bìm” đã tái hiện vẻ đẹp bình yên của làng quê đồng thời thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ – Đánh thức trầu
Đoạn văn mẫu số 1
Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, mỗi người đều có thêm một bài học quý giá. Bài thơ gồm hai phần là lời hát của người bà và lời hát của người cháu. Lời hát mở đầu của người bà: “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” khẳng định con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Tiếp đến “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” gợi nhắc về một quan niệm trong dân gian – mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Điều này cho chúng ta thấy được cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn. Những câu hát của người cháu lại giúp người đọc thấy được tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cách xưng hô “mày – tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”… Bài thơ ngăn gọn, nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu – khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” . Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày – tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 3
Tôi rất thích bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa. Tác phẩm bao gồm lời hát của bà và lời hát của cháu. Mở đầu lời của bà là câu “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” như lời nhắc nhở rằng con người cần biết tôn trọng tự nhiên, không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Câu thơ tiếp “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” nhắc đến một quan niệm trong dân gian. Khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Quan niệm trên tuy chưa có căn cứ về tính xác thực nhưng tôi đã cảm nhận được sự trân trọng, nâng niu của con người trong cách đối xử với cây cối. Tiếp đến là những câu hát của cháu, với cách xưng hô “mày – tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”. Lời thơ gợi ra tình cảm yêu mến, gắn bó và coi trọng như một người bạn. Đánh thức trầu là bài thơ tuy đơn giản nhưng sâu sắc, ý nghĩa.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ – Hoa bìm
Đoạn văn mẫu số 1
“Hoa bìm” là một bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Đầu tiên, tác giả đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên làng quê với những sự vật quen thuộc, gần gũi. Hình ảnh “giậu hoa bìm” có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Tác giả không chọn những loài hoa cao quý như hoa hồng, hoa mai… mà lại chọn một loại hoa giản dị, nhưng xuất hiện rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Có thể thấy rằng, chúng ta đi tới bất kì một ngõ nào cũng có thể thấy được hoa bìm. Bởi vậy mà loài hoa này giống như chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôn. Để rồi từ đó, tất cả những hình ảnh bình dị nhất, gần gũi nhất đã hiện về trong kí ức của tác giả. Đó có thể là chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Hay là mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Và cả cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Hay bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên dưới đôi mắt hồn nhiên mà mở đầu là hình ảnh giậu hoa bìm. Đến hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm về một người bạn đã xa. Câu hỏi tu từ như để gửi gắm nỗi lòng còn chất chứa trong tâm trí của nhà thơ. Một câu hỏi đặt ra nhưng chỉ dội lại những bâng khuâng nơi lòng người hỏi. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Hoa bìm” đã tái hiện vẻ đẹp bình yên của làng quê đồng thời thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam – giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.
Đoạn văn mẫu số 3
Một trong những bài thơ tôi cảm thấy vô cùng yêu thích là “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu. Khung cảnh làng quê Việt Nam đã hiện lên vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng dưới ngòi bút của tác giả. Và giậu hoa bìm chính là hình ảnh đã gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ đó. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên qua những câu thơ ngắn gọn mà giàu hình ảnh. Ở hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã đặt ra câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?” nhưng thực chất là bộc lộ tâm trạng. Đó là nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu và quê hương của tác giả. Bài thơ đã đem đến cho tôi thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.