Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo so sánh với kết quả của mình thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi với thời gian cho thí sinh làm bài thi là 120 phút, theo hình thức tự luận, kiến thức nằm ở chương trình Ngữ văn 9. Thông qua đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Vậy dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Quảng Ngãi, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi năm 2023 – 2024

    Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi

    Phần 1: 

    Câu 1: 0,5 điểm 

    Phương thức biểu đạt: Nghị luận

    Câu 2

    Theo tác giả người sớm muộn gì cũng thất bại là người tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong  chính suy nghĩ và quyết định của mình

    Câu 3: 

    Theo em có trách nhiệm trong những việc mình làm là cần thiết vì nếu không có trách nhiệm với việc mình làm thì công việc đó sẽ bị trì trệ ngừng hoạt động,

    Câu 4: Đồng tình vì

    – Sống có trách nhiệm là tiền đề để giúp chúng ta rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp khác như kiên nhẫn hòa đồng

    – Sống có trách nhiệm giúp chúng ta đảm bảo lợi ích của bản thân, đạt được thành công trong công việc và cuộc sống

    – Với những người xung quanh và xã hội, sống có trách nhiệm đảm bảo quyền, lợi ích của những người xung quanh, góp phần giữ gìn và phát triển đất nước, xã hội trở nên văn minh hơn

    *Đồng tình một phần vì : Ngoài sống có trách nhiệm chúng ta cần rèn luyện thêm nhiều đức tính và phẩm chất khác như lòng nhân ái, lòng dũng cảm để trở thành con người đích thực trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của mình

    II. Làm văn 7 điểm 

    Câu 1 

    A. Mở đoạn

    Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

    B. Thân đoạn

    1. Giải thích khái niệm sống có trách nhiệm

    Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận đối với xã hội, gia đình, bản thân… dám chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân.

    • Biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, đối nhân xử thế
    • Hoàn thành mọi công việc được giao
    • Ý thức được trách nhiệm của mình

    2. Lý do vì sao cần sống có trách nhiệm

    – Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của con người

    – Đây là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có

    – Đây là hành động khẳng định giá trị của bản thân

    3. Biểu hiện của sống có trách nhiệm

    • Học tập tốt, hoàn thành các bài tập được giao về nhà
    • Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường
    • Có tinh thần yêu nước
    • Sống hoà nhập với bạn bè, cộng đồng
    • Sống có mục tiêu

    4. Ý nghĩa của sống có trách nhiệm

    • Giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn
    • Được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ
    • Có được lòng tin của mọi người

    C. Kết đoạn

    Kết luận lại vấn đề.

    Câu 2: 

    1/ Mở bài:

    – Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của những số phận người dân Nam Bộ. Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Tác phẩm là một câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

    – Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện những diễn biến tâm lí tinh tế và tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ mà bé Thu dành cho cha.

    2/ Thân bài:

    a) Cảnh ngộ của bé Thu

    Bé Thu sinh và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ba em lên đường đánh giặc khi em chưa tròn một tuổi, em chỉ được gặp ba trong những ngày ba về phép ngắn ngủi. Tình cảm cha con của Thu được đặt trong tình thế éo le, trắc trở của chiến tranh nên càng xúc động lòng người.

    b) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu

    – Tình huống: gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con.

    – Diễn biến tâm lí của bé Thu:

    • Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét khi mới gặp ông Sáu.
    • Gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha.
    • Nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi, hắt cái trứng có mà ông gắp cho.
    • Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bò về nhà bà ngoại, khi xuống xuống còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.
    • Thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngớ vực, lảng tránh, xa cách. Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh., nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tinh tế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì mặt ông có vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Qua những diễn biến tâm lí, Bé Thu thể hiện cá tính mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.

    c) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ông sáu là cha.

    – Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi : ba” và tiếng kêu như tiếng xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “ Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nói, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai bó nhỏ của nó run run”.

    – Sau khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Thu dường như đã ân hận, hối tiếc. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.

    Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của một đứa trẻ cá tính, hồn nhiên, ngây thơ.

    3/ Kết bài :

    – Truyện đặt nhân vật bé Thu vào tình huống gặp ba nhưng không nhận ra, khi nhận ba lại vào đúng lúc chia tay để bộc lộ diễn biến tâm lý và tình cảm sâu sắc bé Thu dành cho ba. Từ đó, nhân vật bé Thu hiện ra thật có tình, yêu ghét rõ ràng, nhưng cũng thật hồn nhiên, trong sáng.

    – Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí bé trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

    Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi

    Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi

    Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *